Thứ sáu, 14 Tháng 10 2016 08:39 Số truy cập:7979
TÓM TẮT
Mô hình đồng quản lý cua đá Cù Lao Chàm được gầy dựng từ cộng đồng, nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hiệu quả của mô hình đã được cộng đồng, nhà khoa hoc và nhà quản lý đánh giá cao. Nhiều mô hình hay nhưng trong quá trình vận hành không giải quyết được các xung đột phát sinh thì hiệu quả mô hình sẽ bị ảnh hưởng. Bài báo phân tích các xung đột hiện đang tồn tại trong mô hình đồng quản lý cua đá, đồng thời đề ra những giải pháp nhằm ổn định, và bền vững mô hình trong thời gian đến.
1. Đặt vấn đề
Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2012, thông qua các hoạt động điều tra, tuyên truyền, hội thảo, hội thi sáng tác logo xây dựng nhãn sinh thái, thử nghiệm công năng của nhãn sinh thái, thành lập tổ cộng đồng, xây dựng quy chế và trang thiết bị cho Tổ cộng đồng, Mô hình đồng quản lý cua đá ở Cù Lao Chàm đã được hình thành [4].
Sau thời gian nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết, vận động người dân, tiến hành thử nghiệm, mô hình đồng quản lý cua đá ở Cù Lao Chàm đã được triển khai và áp dụng tại địa phương. Mô hình nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự hợp tác của các nhà tài trợ quốc tế về bảo tồn cua đá; các nhà khoa học; người dân và doanh nghiệp [3]. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, những xung đột lợi ích giữa các bên liên quan bắt đầu nảy sinh, điều này gây ra nhiều thách thức đến sự bền vững của mô hình. Phân tích các xung đột, từ đó hài hòa mối quan hệ giữa các bên liên quan, đề ra những giải pháp nhằm ổn định và bền vững mô hình trong thời gian đến là hết sức cần thiết.Thứ ba, 15 Tháng 3 2016 13:59 Số truy cập:9420
Trường hợp nghiên cứu: Khu Dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An, Quảng Nam
Người sinh viên được tào tạo về quản lý môi trường hôm nay sẽ là người cán bộ cộng đồng ngày mai đòi hỏi không những vững kiến thức đã học, mà còn phải biết thực hành, biết làm, biết vận động cộng đồng tham gia vào bảo vệ môi trường. Muốn vậy người cán bộ cộng đồng phải biết tập hợp được lực lượng, phải thành thạo các kỹ năng hỗ trợ cộng đồng xây dựng được tầm nhìn, triển vọng tương lai của phát triển bền vững tại địa phương, phân tích được các tình huống và giải quyết được các vấn đề theo khả năng của nội lực địa phương. Đồng thời người cán bộ cộng đồng phải hết mức mẫu mực, là tấm gương trong thực hành các nỗ lực bảo vệ môi trường [2]. Như vậy nhu cầu của người học, người được giáo dục không chỉ là học để biết, mà học còn để làm, để cùng mọi người làm, để chung sống với cộng đồng và để có thể khẳng định lấy mình với chia sẻ trách nhiệm và lợi ích chung của mọi người của xã hội.
Thứ năm, 10 Tháng 3 2016 08:53 Số truy cập:9542
Vừa qua, tại Hội trường BQL Khu bảo tồn biển diễn ra buổi seminar khoa học về Xây dựng Khung bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động bảo tồn và năng lực của cán bộ.
Mở đầu cho chương trình seminar, TS Chu Mạnh Trinh trình bày tham luận về “Cách tiếp cận đánh giá hiệu quả hoạt động bảo tồn và năng lực của cán bộ Khu nảo tồn biển và Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm, Hội An”.
Thứ tư, 03 Tháng 2 2016 09:28 Số truy cập:11844
Trường hợp nghiên cứu: cộng đồng tham gia quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An, Quảng Nam.
Tóm tắt
Ứng dụng luận điểm 4 trụ cột của giáo dục vào đào tạo truyền thông giáo dục cộng đồng tham gia quản lý rác thải sinh hoạt theo phương thức phân loại rác tại nguồn ở Hội An đã và đang đáp ứng được mục đích nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, hình thành thói quen, nếp sống văn minh đô thị, bảo vệ môi trường và trách nhiệm với cuộc sống, vì lợi ích mọi người, lợi ích thiên nhiên, hướng đến phát triển bền vững. Bài viết với mục tiêu mô tả sự lồng ghép luận điểm trên vào công tác truyền thông giáo dục cộng đồng bảo vệ môi trường thông qua trường hợp nghiên cứu cụ thể tại Hội An. Dữ liệu được thu thập trên 15 thôn/khối của 2 xã, phường đại diện qua đo đạc thực nghiệm tại hộ gia đình, và của toàn thành phố qua đánh giá có sự tham gia, phỏng vấn nhóm dựa trên khung cấp độ đồng quản lý và phương pháp nghiên cứu hành động cùng tham gia.
Keywords: 4 trụ cột giáo dục; Cộng đồng tham gia; Phân loại rác tại nguồn; Thay đổi hành vi.Thứ hai, 21 Tháng 12 2015 09:39 Số truy cập:9258
Sáng ngày 19/12/2015, UBND thành phố Hội An đã tổ chức cuộc họp Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài “Xây dựng mô hình đồng quản lý rác thải tại 2 xã, phường Cẩm Hà và Cẩm Phô, thành phố Hội An” do Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh làm chủ nhiệm.
Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài được thành lập theo Quyết định số 2626/QĐ-UBND ngày 14/11/2014, gồm các thành viên: (1) Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng; (2) Ông Nguyễn Văn Hiền - Trưởng Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên phản biện; (3) Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân - Cán bộ UBND phường Cẩm Phô, Ủy viên; (4) Ông Võ Quảng Lâm - Chuyên viên Phòng Kinh tế, Ủy viên Thư ký; (5) Ông Nguyễn Viết Thuận - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Nam, Ủy viên phản biện; (6) Ông Trần Hữu Ngọc - Phó tổng Giám đốc Công ty CP Công trình Công cộng Hội An, Ủy viên; (7) Ông Nguyễn Văn Dũng - Trưởng Ban Thanh tra Môi trường Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng, Ủy viên.
Tham dự cuộc họp nghiệm thu còn có các đại biểu đại diện Hội đồng nhân dân, Văn phòng Thành ủy, lãnh đạo các phòng, ban, UBND các xã phường Cẩm Hà và Cẩm Phô, cùng cơ quan chủ trì - BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và Ban Chủ nhiệm đề tài.
Hình 1: Quang cảnh cuộc họp nghiệm thu đề tài
Đề tài “Xây dựng mô hình đồng quản lý rác thải tại 2 xã, phường Cẩm Hà và Cẩm Phô, thành phố Hội An” được thực hiện từ tháng 10/2012 đến tháng 04/2014 với mục tiêu đưa ra giải pháp tối ưu để vận động cộng đồng tham gia chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi trong việc quản lý rác thải theo phương thức phân loại rác tại nguồn ở thành phố Hội An. Hai địa phương được lựa chọn để nghiên cứu xây dựng mô hình là xã Cẩm Hà - đại diện cho khu vực nông thôn và phường Cẩm Phô - đại diện cho khu vực đô thị.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu của TS. Chu Mạnh Trinh, đề tài đã mô tả và phân tích được hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Cẩm Hà và phường Cẩm Phô. Đề tài cũng đã mô tả và phân tích được hiện trạng quản lý, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của thành phố Hội An, xây dựng được mô hình đồng quản lý theo phương thức phân loại rác tại nguồn, con đường đi của rác thải sinh hoạt và định hướng chiến lược của nó trong tương lai. Đề tài đã xây dựng được bộ tài liệu Tài liệu truyền thông bao gồm tờ rơi, tài liệu hướng dẫn tập huấn kỹ thuật TOT, sổ tay phân loại rác tại nguồn, hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý rác thải địa phương.
Hình 2: Chủ nhiệm đề tài TS. Chu Mạnh Trinh báo cáo kết quả đề tài
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng khoa học và đại biểu tham dự đánh giá đây là đề tài có tính ứng dụng thực tiễn và có giá trị xã hội cao, thực tế trong quá trình thực hiện đề tài đã hỗ trợ truyền thông về bảo vệ môi trường, tập huấn kỹ thuật cho cộng đồng nhân dân trong phong trào phân loại rác tại nguồn của toàn thành phố. Mô hình của đề tài cũng đã được triển khai áp dụng tại các huyện trong tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Tuy nhiên, trong báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài, vai trò và trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan trong mô hình đồng quản lý rác thải chưa được làm rõ, quá trình vận hành mô hình chưa được phân tích cụ thể. Với những kết quả đạt được, Hội đồng khoa học nghiệm thu thống nhất đánh giá đề tài xếp loại Khá với số điểm 75,5.
Phạm Văn Hiệp - BQL Khu DTSQ Thế giới Cù Lao Chàm - Hội An
Trang 7 trong tổng số 12
Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
Du lịch sinh thái cộng đồng Cù Lao Chàm
Khu sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An