Nghiên cứu

Quản lý tổng hợp rác thải sinh hoạt theo vòng đời và hướng đến không rác thải nhựa đại dương. Trường hợp nghiên cứu: Hội An, Sa Huỳnh, Hạ Long.

PDF.InEmail

Thứ bảy, 30 Tháng 11 2019 15:53 Số truy cập:6589

Tóm tắt: Rác thải hàng ngày vẫn được sản sinh, ngày một gia tăng, vì số người phát thải, vì thành phần, vì nhu cầu sử dụng hàng hóa, thực thẩm, bao bì! Vì vậy, bao giờ chúng ta mới có thể có được một sự đồng hành về quản lý rác thải tại cộng đồng. Làm thế nào mỗi sáng ra hoặc mỗi chiều về, người điều hành có thể có được một bức tranh tổng hợp, hôm nay, cộng đồng, hay thành phố này có bao bao nhiêu lượng rác thải được hình thành, thành phần nó là gì, rác thải đến từ đâu và đang đi đâu trên con đường đi của chúng? Lựa chọn cách tiếp cận để giải quyết vấn đề trên là một nhu cầu cấp thiết nhằm hài hòa với bức xúc hiện tại về sự tồn đọng của rác thải và về định hướng tương lai cho một cộng đồng, làng quê, đô thị, thành phố không rác thải đặc biệt là rác thải nhựa đại dương. Bài viết trình bày các kết quả đúc kết được từ nghiên cứu thực tiễn quản lý rác thải tại Hội An, Sa Huỳnh và Hạ Long về quản lý tổng hợp rác thải sinh hoạt, các chọn lựa tiếp cận, thảo luận các hoạt động tham gia và đồng thời các kiến nghị áp dụng tại các địa phương.

Đọc thêm...

 

CÙ LAO CHÀM: HỆ SINH THÁI CỎ BIỂN

PDF.InEmail

Thứ tư, 06 Tháng 11 2019 16:14 Số truy cập:5400

Thành phần và tầm quan trọng

Các nhà khoa học thế giới đã thống kê trong lòng đại dương của hành tinh chúng ta có khoảng hơn 60 loài cỏ biển (Seagrass).Biển Việt Nam có 14 loài cỏ biển (Nguyễn Văn Tiến và cs, 2004).So với các nước trong khu vực thì Việt Nam đứng thứ 3 về đa dạng các loài cỏ biển, chỉ sau Australia (20 loài) và Philipine (16 loài) (UNEP, 2004).

Theo các kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học biển Cù Lao Chàm, thống kê cho thấy tại các khu vực biển ven bờ của Cù Lao Chàm có 05 loài cỏ biển, bao gồm: Cỏ xoan (Halophila major), Cỏ xoan đơn (H. decipiens), Cỏ kim (Halodule pinifolia), Cỏ hẹ ba răng (H. uninervis), Cỏ kiệu tròn (Cymodocea rotundata) [Nguyễn Văn Long, 2017].

Cỏ biển là những loài thực vật bậc cao, có hoa sống hoàn toàn trong môi trường nước mặn, lợ. Do hinh thái lá của cỏ biển có màu xanh, dài, hình xoan, mảnh như cỏ phân bố trên đất liền và phân bố thành “cánh đồng” dưới nền đáy nông nên người ta gọi chúng là các loài cỏ biển, thảm cỏ biển.

Đọc thêm...

 
 

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ QUẦN XÃ CÁ BỐNG Ở VÙNG HẠ LƯU SÔNG THU BỒN, THUỘC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI CÙ LAO CHÀM - HỘI AN

PDF.InEmail

Thứ tư, 24 Tháng 7 2019 09:56 Số truy cập:4422

Vùng hạ lưu sông Thu Bồn thuộc địa phận thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, là một phần của Khu dự trữ sinh quyển thế giới (gọi tắt là KSQ) Cù Lao Chàm - Hội An, là nơi có hệ sinh thái phong phú từ hạ nguồn đến vùng cửa sông Cửa Đại. Các tư liệu nghiên cứu gần đây cho thấy khu vực này có sự hiện diện của một số loại sinh cư(habitats) điển hình quan trọng (rong biển, thảm cỏ biển, rừng dừa nước và vùng đáy mềm), là nơi tập trung của nhiều nhóm đối tượng nguồn lợi thủy sản có giá trị, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội địa phương thông qua việc duy trì sinh kế và tạo nguồn thu nhập đáng kể cho cộng đồng [1], [2], trong đó nguồn lợi cá bống đóng vai trò khá quan trọng cả về sản lượng lẫn thu nhập.

Tuy nhiên, theo thông tin tham vấn cộng đồng năm 2015 trong khuôn khổ của Dự án “Điều tra và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng bền vững đối với tài nguyên đa dạng sinh học ở Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” cho thấy sản lượng khai thác nguồn lợi này nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung ở khu vực hạ lưu sông Thu Bồn đang có xu hướng giảm dần do áp lực phát triển kinh tế xã hội gây nên các tác động bất lợi như khai thác hủy diệt và quá mức, diện tích sinh cư bị thu hẹp, chất lượng môi trường nước giảm,…Do đó, kết quả nghiên cứu về các đặc điểm của quần xã cá bống như phân bố, mùa vụ sinh sản,…tại khu vực này rất quan trọng,làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý và khai thác tài nguyên một cách bền vững trong KSQ Cù Lao Chàm - Hội An.

Thành phần loài và phân bố [4]

Kết quả phân tích các mẫu cá bống thu được qua 2 đợt khảo sát (tháng 12/2015 và tháng 6/2016) tại 03 khu vực đặc trưng cho sự thay đổi về phông (gradient) độ mặn tầng đáy, từ rất thấp (< 0,2%o; khu vực phường Thanh Hà) đến trung bình (< 13,3%o; khu vực phường Cẩm Nam) và cao (>18,3%o; khu vực xã Cẩm Thanh) (Lê Thị Vinh và cs., 2016) đã xác định được 14 loài thuộc 8 giống 2 họ cá bống Eleotridae và Gobiidae phân bố dọc vùng hạ lưu sông Thu Bồn, Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. (Bảng 1) (Phụ lục).

cabong1

Hình 1. Vị trí các điểm thu mẫu cá

Bảng 1.Thành phần loài cá bống vùng hạ lưu sông Thu Bồn.

K: mùa khô; M: mùa mưa

cabong3

  *: Loài bổ sung từ nghiên cứu này.

So với những nghiên cứu trước đây của Vũ Thị Phương Anh và Võ Văn Phú (2010), Nguyen Thanh Nam (2012) và Nguyễn Thị Tường Vi và cs (2015), kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm 4 loài cho khu vực này, trong đó họ cá bống đen có 1 loài (Oxyeleotris urophthalmus) và họ cá bống trắng có 3 loài (Exyrias puntang, Glossogobius fasciato-punctatus và Oligolepis acutipennis).

Kết quả phân tích cũng cho thấy có sự khác biệt về phân bố thành phần loài giữa các khu vực theo mùa trong đó các loài Eleotris fusca, E. melanosoma, Acentrogobius nebulosus và Glossogobius aureus chỉ xuất hiện ở khu vực Cẩm Thanh vào mùa mưa. Đây là nhóm các loài thường hay sống ở vùng cửa sông ngập mặn [4]; loài Exyrias puntang chỉ xuất hiện ở khu vực Thanh Hà vào mùa mưa; loài Oligolepis acutipennis chỉ xuất hiện ở khu vực Thanh Hà vào mùa khô.

Mối quan hệ giữa thành phần loài với các yếu tố môi trường cơ bản và sinh cư [4]

Tại vùng hạ lưu sông Thu Bồn, vào cả 2 mùa mưa và khô, giá trị độ pH và độ muối tăng dần từ Thanh Hà đến Cẩm Thanh. Vào mùa mưa, tại khu vực Thanh Hà và Cẩm Nam hoàn toàn là nước ngọt, riêng tại khu vực Cẩm Thanh nước tầng đáy có độ mặn từ 17,3 – 19,6%o và pH từ 6,24 – 7,98..Vào mùa khô, hầu hết các nơi tại vùng này đều bị nhiễm mặn, độ mặn và pH tăng dần từ đầu vùng hạ lưu (Thanh Hà) tới vùng cửa sông (Cẩm Thanh), độ mặn ở tầng đáy tăng từ 0,25 – 19,3%o, pH tầng đáy tăng từ 7,27 – 7,91. Kết quả đo các yếu tố môi trường cho thấy tại khu vực nghiên cứu có sự thay đổi mạnh về pH và độ mặn theo 2 mùa giữa 3 khu vực thu mẫu. Do đó, 2 yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố thành phần loài giữa 3 khu vực thu mẫu.

Bảng 2. Ma trận phân tích CCA.

cabong4

Theo kết quả phân tích mối tương quan (CCA) giữa thành phần loài và độ phong phú của quần xã cá bống với 8 yếu tố môi trường cơ bản và sinh cư (pH, nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan, rong-cỏ nước ngọt, dừa nước-cỏ biển, bùn-cát và cát-bùn) cho thấy rằng sự phân bố của cá bống có mối quan hệ mật thiết và chịu sự chi phối của các yếu tố nói trên (p = 0,006 < 0,05), trong đó các yếu tố đóng vai trò chi phối gồm pH, nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan, bùn-cát và cát-bùn (Hình 2).

cabong5

Hình 2. Mối tương quan giữa thành phần loài cá bống với các yếu tố môi trường và sinh cư gồm: pH, nhiệt độ (t), oxy hòa tan (DO), độ mặn (S), rong-cỏ nước ngọt (RC), bùn-cát (BC), cát-bùn (CB), dừa nước-cỏ biển (DC). Butbut: Butis butis, Exypun: Exyrias puntang, Glogiu: Glossogobius giuris, Glofap: Glossogobius fasciato-punctatus, Aceneb: Acentrogobius nebulosus, Oxymar: Oxyeleotris marmorata, Gloaur: Glossogobius aureus, Elemel: Eleotris melanosoma, Oxyten: Oxyeleotris tentacularis, Elefus: Eleotris fusca, Eleoxy: Eleotris oxycephala, Acecan: Acentrogobius caninus, Oxyuro: Oxyeleotris urophthalmus, Oliacu: Oligolepis acutipennis.

Mối quan hệ giữa thành phần loài với các yếu tố môi trường và sinh cư được phân thành 4 nhóm sau:

- Nhóm các loài cá bống ít chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và sinh cư gồm: Eleotris fusca, E. melanosoma, Oxyeleotris marmorata, Acentrogobius nebulosus, Glossogobius aureus, G. fasciato-punctatus và Oxyurichthys tentacularis.

- Nhóm các loài cá bống chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố là bùn-cát (BC) và oxy hòa tan (DO) gồm: Glossogobius giuris, Exyrias puntang và Butis butis. Tuy nhiên, các loài này chịu sự chi phối mạnh của yếu tố bùn-cát (BC) hơn DO, trong đó loài G. giuris chịu sự chi phối mạnh mẽ nhất bởi yếu tố bùn-cát (BC).

- Nhóm các loài cá bống chịu sự chi phối của yếu tố cát-bùn (CB) gồm: Acentrogobius caninus, Oxyeleotris urophthalmus và Oligolepis acutipennis. Trong đó, loài A.caninus chịu sự chi phối của cát-bùn (CB) hơn hai loài còn lại.

- Nhóm chịu sự chi phối của cả 4 yếu tố gồm pH, nhiệt độ (t), độ mặn (S)và rong-cỏ nước ngọt (RC): ở nhóm này chỉ có một loài duy nhất chịu sự chi phối của cả 4 yếu tố môi trường trên đó là Eleotris oxycephala.

Tuy nhiên, khi phân tích theo từng nhóm yếu tố lại cho thấy chỉ có 4 yếu tố có giá trị Eigenvalue (%) cao và p < 0,05 (gồm pH, DO, độ mặn và rong-cỏ nước ngọt) đóng vai trò quan trọng nhất chi phối sự phân bố của quần xã cá bống trong khu vực nghiên cứu (Bảng 2). Riêng giá trị eigen (Eigenvalue) của yếu tố nhiệt độ tuy cao thứ nhì (22,6%) nhưng giá trị p > 0,05 nên không ảnh hưởng nhiều đến sự phân bố thành phần loài cá bống. Có thể tại khu vực nghiên cứu, nhiệt độ môi trường nước không có sự biến động nhiều giữa các khu vực và giữa 2 mùa nên các loài cá bống ít chịu sự chi phối của yếu tố nhiệt độ.

Đặc điểm sinh sản của loài cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) [3]

Tỷ lệ buồng trứng cá bống cát ở giai đoạn IV đạt giá trị cao từ tháng 3 đến tháng 8, cao nhất vào tháng 3 (chiếm 12,5%), trong các tháng 1, 2, 9 và 11 không thấy xuất hiện buồng trứng ở giai đoạn IV hoặc xuất hiện với tỉ lệ rất thấp (1,11%)(Hình3).

Trong quá trình thu mẫu và phân tích không thấy buồng trứng ở giai đoạn V, có thể đây là giai đoạn cá tham gia sinh sản nên rất khó phát hiện ở giai đoạn này.

cabong6

Hình 3. Tỷ lệ các GĐTT của buồng trứng cá bống cát ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn

Kết quả thu mẫu và phân tích cho thấy trong tháng 3 và tháng 10 phát hiện được mẫu tinh sào ở giai đoạn IV nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp 1,39% và 2,22%(Hình4).

cabong7

Hình 4. Tỷ lệ các GĐTT của tinh sào cá bống cát ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn.

Như vậy, qua kết quả phân tích có thể dự đoán mùa vụ sinh sản tập trung của cá bống cát diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. So sánh kết quả phân tích mẫu tuyến sinh dục từ Thanh Hà đến Cẩm Thanh cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thành thục sinh dục giữa 3 khu vực trong cùng thời điểm từ tháng 1 đến tháng 8. Tuy nhiên, kết quả thu mẫu từ tháng 9 đến tháng 11 cho thấy tỷ lệ buồng trứng ở giai đoạn IV tại khu vực Cẩm Thanh cao hơn gấp 2 đến 3 lần hai khu vực còn lại (Cẩm Nam và Thanh Hà), đặc biệt trong tháng 9 và tháng 11 buồng trứng giai đoạn IV chỉ phát hiện ở Cẩm Thanh (chiếm 3,45%) (Hình 5 và Hình 6)

Đối chiếu với các thông số môi trường đo đạc tại 3 khu vực cho thấy vào mùa khô nước cả 3 khu vực đều bị nhiễm mặn, nhưng vào mùa mưa chỉ có khu vực Cẩm Thanh là nước bị nhiễm mặn. Như vậy, sự thành thục sinh dục của cá bống cát thường tập trung ở khu vực có độ mặn cao hơn.

cabong8

Hình 5. Tỷ lệ buồng trứng cá bống cát giai đoạn IV tại 3 khu vực thu mẫu.

cabong9

Hình 6. Tỷ lệ buồng tinh cá bống cát giai đoạn III & IV tại 3 khu vực thu mẫu.

So sánh với kết quả nghiên cứu về sinh sản của cá bống cát của Phạm Thị Mỹ Xuân và Trần Đắc Định (2013) thực hiện ở Cần Thơ cho thấy sự khác biệt về mùa vụ sinh sản giữa hai khu vực. Ở Cần Thơ, cá bống cát thành thục sinh dục và tham gia sinh sản từ tháng 9 đến tháng 10 và giảm dần ở các tháng tiếp theo; trong khi ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn là từ tháng 3 đến tháng 8 và giảm dần ở các tháng tiếp theo.

Về phương pháp thực hiện, ở nghiên cứu tại Cần Thơ thời gian thực hiện nghiên cứu chỉ kéo dài từ tháng 9/2011 đến tháng 2/2012, như vậy nhóm tác giả đã chưa nghiên cứu được đặc điểm sinh học của cá trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 trong năm. Qua 11 tháng thu mẫu phân tích, kết quả nghiên cứu cho thấy cá bống cát có giá trị GSI cao nhất vào tháng 3, tiếp theo là tháng 8 và giảm dần vào các tháng tiếp theo, thấp nhất vào tháng 11. Trong quá trình thu mẫu, ở các tháng 11 đến tháng 2 hầu như chỉ thu được cá bống ở giai đoạn I và II, rất hiếm khi bắt gặp giai đoạn III và gần như không có giai đoạn IV, nên hệ số GSI ở các tháng này rất thấp. Trong tháng 3, các mẫu cá bống ở giai đoạn III và IV thu được chiếm tỷ lệ rất cao (13,9% và 12,5%) nên có hệ số GSI cao nhất (Hình7). Thông tin tham vấn từ ngư dân khai thác tại khu vực nghiên cứu thì cá bống cát mang trứng thườngxuất hiện nhiều vào khoảng tháng 3 đến tháng 7. Do đó có thể nhận định mùa vụ sinh sản của cá bống cát diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm.

cabong10

Hình 7. Hệ số thành thục sinh dục GSI (%) của cá bống cát.

Sức sinh sản tuyệt đối của cá bống cát dao động từ 15.555 đến 76.861 trứng/cá thể, trung bình đạt 32.246± 18.799 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối dao động trong khoảng 2.150 - 5.044 trứng/g, trung bình đạt 3.379 ± 877 trứng/g. Dựa vào Hình 8 có thể thấy khối lượng cơ thể cá ảnh hưởng đến sức sinh sản của cá. Mối tương quan giữa hai đại lượng này được thể hiện bằng phương trình F = 6242W – 23778 với hệ số tương quan R2 = 0,9116. Qua phương trình trên cho thấy rằng khi khối lượng thân cá tăng lên thì sức sinh sản tuyệt đối của cá cũng tăng theo.

cabong11

Hình 8. Tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng cơ thể.

Kết luận

Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 14 loài cá bống thuộc 8 giống của 2 họ cá bống đen Eleotridae (6 loài) và họ cá bống trắng Gobiidae (8 loài), trong đó có 4 loài (Oxyeleotris urophthalmus, Exyrias puntang, Glossogobius fasciato-punctatus và Oligolepis acutipennis) được bổ sung cho khu hệ cá ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn.

Có sự khác biệt về tính chất phân bố thành phần loài cá bống theo không gian và thời gian, trong đó khu vực nước có độ mặn cao (Cẩm Thanh) có số lượng loài cao hơn so với khu vực có độ mặn trung bình (Cẩm Nam) và độ mặn thấp (Thanh Hà); và mùa mưa cao hơn so với mùa khô.

Sự phân bố của quần xã cá bống có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố môi trường và sinh cư, trong đó pH, oxy hòa tan, độ mặn và độ phủ rong-cỏ nước ngọt là những yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất.

Mùa vụ sinh sản của cá bống cát tập trung từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm với sức sinh sản tuyệt đối dao động trong khoảng 15.555 - 76.861 trứng/cá thể (trung bình: 32.246 ± 18.799 trứng/cá thể) và sức sinh sản tương đối dao động trong khoảng 2.150 - 5.044 trứng/g trọng lượng cá (trung bình: 3.379 ± 877 trứng/g). Hệ số thành thục sinh dục của cá bống cát đạt giá trị cao từ tháng 3 đến tháng 8, cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 11.

Trần Thị Phương Thảo – BQL KBTB Cù Lao Chàm

Tài liệu tham khảo

1.Nguyễn Hữu Đại, Donald Macintosh, 2008. Hiện trạng tài nguyên đất ngập nước (chủ yếu là dừa nước) ở hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam) và vấn đề quản lý, bảo vệ, phục hồi. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 8: 51-66.

2. Phạm Viết Tích, 2009. Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Quảng Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh lưu trữ tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam. 160 trang.

3. Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Văn Long, 2017. Đặc điểm sinh sản cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 17, Số 4A.

4. Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Văn Long, 2018. Thành phần loài, phân bố và mối quan hệ giữa quần xã cá bống với các yếu tố môi trường và sinh cư ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 18, Số 2; 161-165.

5. Nguyễn Thị Tường Vi, Lê Thị Thu Thảo, Bùi Thị Ngọc Nở, Võ Văn Quang, 2015. Kết quả bước đầu nghiên cứu khu hệ cá cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 15(1): 55-60.

6. Phạm Thị Mỹ Xuân và Trần Đắc Định, 2013. Một số đặc điểm sinh sản của cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học trường đại học Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ sinh học 27, tr.161-168.

7.Lê Thị Vinh, Phạm Hữu Tâm, Nguyễn Hồng Thu, Võ Trần Tuấn Linh, Lê Trọng Dũng, Võ Hải Thi, Phạm Hồng Ngọc, Lê Hồng Phú, 2016. Chất lượng môi trường nước tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm-Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, 22: 29-37.5.

8. Vũ Thị Phương Anh, Võ Văn Phú, 2010. Thành phần loài cá ở hệ thống sông Thu Bồn-Vu Gia tỉnh Quảng Nam. Tạp chí sinh học, 32 (2): 12-20.

9. Nguyen Thanh Nam, Nguyen Thi Huyen, Nguyen Xuan Huan, 2012. Composition of fish species at Cua Dai estuary, Vu Gia – Thu Bon river system, Quang Nam province. VNU Journal of Science, Natural Sciences and Technology, 28(2S): 25-33.

Phụ lục 

cabong12cabong13

Vùng hạ lưu sông Thu Bồn thuộc địa phận thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, là một phần của Khu dự trữ sinh quyển thế giới (gọi tắt là KSQ) Cù Lao Chàm - Hội An, là nơi có hệ sinh thái phong phú từ hạ nguồn đến vùng cửa sông Cửa Đại. Các tư liệu nghiên cứu gần đây cho thấy khu vực này có sự hiện diện của một số loại sinh cư(habitats) điển hình quan trọng (rong biển, thảm cỏ biển, rừng dừa nước và vùng đáy mềm), là nơi tập trung của nhiều nhóm đối tượng nguồn lợi thủy sản có giá trị, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội địa phương thông qua việc duy trì sinh kế và tạo nguồn thu nhập đáng kể cho cộng đồng [1], [2], trong đó nguồn lợi cá bống đóng vai trò khá quan trọng cả về sản lượng lẫn thu nhập.

Tuy nhiên, theo thông tin tham vấn cộng đồng năm 2015 trong khuôn khổ của Dự án “Điều tra và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng bền vững đối với tài nguyên đa dạng sinh học ở Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” cho thấy sản lượng khai thác nguồn lợi này nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung ở khu vực hạ lưu sông Thu Bồn đang có xu hướng giảm dần do áp lực phát triển kinh tế xã hội gây nên các tác động bất lợi như khai thác hủy diệt và quá mức, diện tích sinh cư bị thu hẹp, chất lượng môi trường nước giảm,…Do đó, kết quả nghiên cứu về các đặc điểm của quần xã cá bống như phân bố, mùa vụ sinh sản,…tại khu vực này rất quan trọng,làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý và khai thác tài nguyên một cách bền vững trong KSQ Cù Lao Chàm - Hội An.

Thành phần loài và phân bố [4]

Kết quả phân tích các mẫu cá bống thu được qua 2 đợt khảo sát (tháng 12/2015 và tháng 6/2016) tại 03 khu vực đặc trưng cho sự thay đổi về phông (gradient) độ mặn tầng đáy, từ rất thấp (< 0,2%o; khu vực phường Thanh Hà) đến trung bình (< 13,3%o; khu vực phường Cẩm Nam) và cao (>18,3%o; khu vực xã Cẩm Thanh) (Lê Thị Vinh và cs., 2016) đã xác định được 14 loài thuộc 8 giống 2 họ cá bống Eleotridae và Gobiidae phân bố dọc vùng hạ lưu sông Thu Bồn, Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. (Bảng 1) (Phụ lục).

 

Hình 1. Vị trí các điểm thu mẫu cá

Bảng 1.Thành phần loài cá bống vùng hạ lưu sông Thu Bồn.

K: mùa khô; M: mùa mưa

TT

Tên loài

Tên thường gọi

Tên địa phương

Thanh Hà

Cẩm Nam

Cẩm Thanh

K

M

K

M

K

M

 

Họ Eleotridae

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Butis butis (Hamilton, 1822)

Bống cấu

Bống cầu

 

x

 

x

 

x

2

Eleotris fusca (Forster, 1801)

Bống đen

Bống đen rong

 

 

 

 

 

x

3

Eleotris melanosoma Bleeker, 1852

Bống đen mêla

Bống mủ

 

 

 

 

 

x

4

Eleotris oxycephala Temminck & Schlegel, 1845

Bống đen oxi

Bống mú đen

x

x

x

x

x

 

5

Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852)

Bống tượng

Bống tượng

 

x

 

x

x

x

6

Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker, 1851)* 

Bống dừa

Bống dừa

x

 

x

 

x

x

 

Họ Gobiidae

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Acentrogobius caninus (Cuvier & Valenciennes, 1837) 

Bống tro, bống chấm

Bống hoa

x

x

 

 

 

x

8

Acentrogobius nebulosus (Forsskål, 1775)

 

Bống say

 

 

 

 

 

x

9

Exyrias puntang (Bleeker, 1851) * 

 

Bống mè

 

x

 

 

 

 

10

Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975

Bống cát

Bống cát

 

 

 

 

 

x

11

Glossogobius fasciato-punctatus (Richardson, 1836)*

Bống chấm gáy

Bống găm hồ

 

x

 

 

 

x

12

Glossogobius giuris (Hamilton, 1822)

Bống cát

Bống găm, bống nhọn, bống cát

x

x

x

x

x

x

13

Oxyurichthys tentacularis(Valenciennes, 1837)

Bống vảy nhỏ

Bống thệ, bống thệ quát

 

x

x

x

 

x

14

Oligolepis acutipennis (Valenciennes, 1837)*

Bống vân ngang

 

x

 

 

 

 

 

 

TỔNG SỐ

 

 

5

8

4

5

4

11

*: Loài bổ sung từ nghiên cứu này.

So với những nghiên cứu trước đây của Vũ Thị Phương Anh và Võ Văn Phú (2010), Nguyen Thanh Nam (2012) và Nguyễn Thị Tường Vi và cs (2015), kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm 4 loài cho khu vực này, trong đó họ cá bống đen có 1 loài (Oxyeleotris urophthalmus) và họ cá bống trắng có 3 loài (Exyrias puntang, Glossogobius fasciato-punctatus Oligolepis acutipennis).

Kết quả phân tích cũng cho thấy có sự khác biệt về phân bố thành phần loài giữa các khu vực theo mùa trong đó các loài Eleotris fusca, E. melanosoma, Acentrogobius nebulosus Glossogobius aureus chỉ xuất hiện ở khu vực Cẩm Thanh vào mùa mưa. Đây là nhóm các loài thường hay sống ở vùng cửa sông ngập mặn [4]; loài Exyrias puntang chỉ xuất hiện ở khu vực Thanh Hà vào mùa mưa; loài Oligolepis acutipennis chỉ xuất hiện ở khu vực Thanh Hà vào mùa khô.

Mối quan hệ giữa thành phần loài với các yếu tố môi trường cơ bản và sinh cư [4]

Tại vùng hạ lưu sông Thu Bồn, vào cả 2 mùa mưa và khô, giá trị độ pH và độ muối tăng dần từ Thanh Hà đến Cẩm Thanh. Vào mùa mưa, tại khu vực Thanh Hà và Cẩm Nam hoàn toàn là nước ngọt, riêng tại khu vực Cẩm Thanh nước tầng đáy có độ mặn từ 17,3 – 19,6%o và pH từ 6,24 – 7,98..Vào mùa khô, hầu hết các nơi tại vùng này đều bị nhiễm mặn, độ mặn và pH tăng dần từ đầu vùng hạ lưu (Thanh Hà) tới vùng cửa sông (Cẩm Thanh), độ mặn ở tầng đáy tăng từ 0,25 – 19,3%o, pH tầng đáy tăng từ 7,27 – 7,91. Kết quả đo các yếu tố môi trường cho thấy tại khu vực nghiên cứu có sự thay đổi mạnh về pH và độ mặn theo 2 mùa giữa 3 khu vực thu mẫu. Do đó, 2 yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố thành phần loài giữa 3 khu vực thu mẫu.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2. Ma trận phân tích CCA.

Yếu tố môi trường

Eigenval

%

p

pH

0.3817

42.43

0.011

Nhiệt độ

0.2033

22.6

0.199

DO

0.1596

17.74

0.026

Độ mặn

0.09453

10.51

0.019

Rong-cỏ nước ngọt

0.05532

6.149

0.016

Dừa nước-cỏ biển

9.89E-18

1.10E-15

0.709

Bùn-cát

0.005138

0.5711

0.918

Cát-bùn

9.26E-08

1.03E-05

0.902

 

Theo kết quả phân tích mối tương quan (CCA) giữa thành phần loài và độ phong phú của quần xã cá bống với 8 yếu tố môi trường cơ bản và sinh cư (pH, nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan, rong-cỏ nước ngọt, dừa nước-cỏ biển, bùn-cát và cát-bùn) cho thấy rằng sự phân bố của cá bống có mối quan hệ mật thiết và chịu sự chi phối của các yếu tố nói trên (p = 0,006 < 0,05), trong đó các yếu tố đóng vai trò chi phối gồm pH, nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan, bùn-cát và cát-bùn (Hình 1).

 

Hình 1. Mối tương quan giữa thành phần loài cá bống với các yếu tố môi trường và sinh cư gồm: pH, nhiệt độ (t), oxy hòa tan (DO), độ mặn (S), rong-cỏ nước ngọt (RC), bùn-cát (BC), cát-bùn (CB), dừa nước-cỏ biển (DC). Butbut: Butis butis, Exypun: Exyrias puntang, Glogiu: Glossogobius giuris, Glofap: Glossogobius fasciato-punctatus, Aceneb: Acentrogobius nebulosus, Oxymar: Oxyeleotris marmorata, Gloaur: Glossogobius aureus, Elemel: Eleotris melanosoma, Oxyten: Oxyeleotris tentacularis, Elefus: Eleotris fusca,  Eleoxy: Eleotris oxycephala, Acecan: Acentrogobius caninus, Oxyuro: Oxyeleotris urophthalmus,  Oliacu: Oligolepis acutipennis.

Mối quan hệ giữa thành phần loài với các yếu tố môi trường và sinh cư được phân thành 4 nhóm sau:

-            Nhóm các loài cá bống ít chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và sinh cư gồm: Eleotris fusca, E. melanosoma, Oxyeleotris marmorata, Acentrogobius nebulosus, Glossogobius aureus, G. fasciato-punctatus Oxyurichthys tentacularis.

-            Nhóm các loài cá bống chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố là bùn-cát (BC) và oxy hòa tan (DO) gồm: Glossogobius giuris, Exyrias puntang và Butis butis. Tuy nhiên, các loài này chịu sự chi phối mạnh của yếu tố bùn-cát (BC) hơn DO, trong đó loài G. giuris chịu sự chi phối mạnh mẽ nhất bởi yếu tố bùn-cát (BC).

-            Nhóm các loài cá bống chịu sự chi phối của yếu tố cát-bùn (CB) gồm: Acentrogobius caninus, Oxyeleotris urophthalmus và Oligolepis acutipennis. Trong đó, loài A.caninus chịu sự chi phối của cát-bùn (CB) hơn hai loài còn lại.

-            Nhóm chịu sự chi phối của cả 4 yếu tố gồm pH, nhiệt độ (t), độ mặn (S)và rong-cỏ nước ngọt (RC): ở nhóm này chỉ có một loài duy nhất chịu sự chi phối của cả 4 yếu tố môi trường trên đó là Eleotris oxycephala.

Tuy nhiên, khi phân tích theo từng nhóm yếu tố lại cho thấy chỉ có 4 yếu tố có giá trị Eigenvalue (%) cao và p < 0,05 (gồm pH, DO, độ mặn và rong-cỏ nước ngọt) đóng vai trò quan trọng nhất chi phối sự phân bố của quần xã cá bống trong khu vực nghiên cứu  (Bảng 2). Riêng giá trị eigen (Eigenvalue) của yếu tố nhiệt độ tuy cao thứ nhì (22,6%) nhưng giá trị p > 0,05 nên không ảnh hưởng nhiều đến sự phân bố thành phần loài cá bống. Có thể tại khu vực nghiên cứu, nhiệt độ môi trường nước không có sự biến động nhiều giữa các khu vực và giữa 2 mùa nên các loài cá bống ít chịu sự chi phối của yếu tố nhiệt độ.

Đặc điểm sinh sản của loài cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) [3]

Tỷ lệ buồng trứng cá bống cát ở giai đoạn IV đạt giá trị cao từ tháng 3 đến tháng 8, cao nhất vào tháng 3 (chiếm 12,5%), trong các tháng 1, 2, 9 và 11 không thấy xuất hiện buồng trứng ở giai đoạn IV hoặc xuất hiện với tỉ lệ rất thấp (1,11%)(Hình2).

Trong quá trình thu mẫu và phân tích không thấy buồng trứng ở giai đoạn V, có thể đây là giai đoạn cá tham gia sinh sản nên rất khó phát hiện ở giai đoạn này.

 

Hình 2. Tỷ lệ các GĐTT của buồng trứng cá bống cát ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn

Kết quả thu mẫu và phân tích cho thấy trong tháng 3 và tháng 10 phát hiện được mẫu tinh sào ở giai đoạn IV nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp 1,39% và 2,22%(Hình3).

 

Hình 3. Tỷ lệ các GĐTT của tinh sào cá bống cát ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn.

Như vậy, qua kết quả phân tích có thể dự đoán mùa vụ sinh sản tập trung của cá bống cát diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.

So sánh kết quả phân tích mẫu tuyến sinh dục từ Thanh Hà đến Cẩm Thanh cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thành thục sinh dục giữa 3 khu vực trong cùng thời điểm từ tháng 1 đến tháng 8. Tuy nhiên, kết quả thu mẫu từ tháng 9 đến tháng 11 cho thấy tỷ lệ buồng trứng ở giai đoạn IV tại khu vực Cẩm Thanh cao hơn gấp 2 đến 3 lần hai khu vực còn lại (Cẩm Nam và Thanh Hà), đặc biệt trong tháng 9 và tháng 11 buồng trứng giai đoạn IV chỉ phát hiện ở Cẩm Thanh (chiếm 3,45%) (Hình 4 và Hình 5)

Đối chiếu với các thông số môi trường đo đạc tại 3 khu vực cho thấy vào mùa khô nước cả 3 khu vực đều bị nhiễm mặn, nhưng vào mùa mưa chỉ có khu vực Cẩm Thanh là nước bị nhiễm mặn. Như vậy, sự thành thục sinh dục của cá bống cát thường tập trung ở khu vực có độ mặn cao hơn.

 

Hình 4. Tỷ lệ buồng trứng cá bống cát giai đoạn IV tại 3 khu vực thu mẫu.

 

Hình 5. Tỷ lệ buồng tinh cá bống cát giai đoạn III & IV tại 3 khu vực thu mẫu.

So sánh với kết quả nghiên cứu về sinh sản của cá bống cát của Phạm Thị Mỹ Xuân và Trần Đắc Định (2013) thực hiện ở Cần Thơ cho thấy sự khác biệt về mùa vụ sinh sản giữa hai khu vực. Ở Cần Thơ, cá bống cát thành thục sinh dục và tham gia sinh sản từ tháng 9 đến tháng 10 và giảm dần ở các tháng tiếp theo; trong khi ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn là từ tháng 3 đến tháng 8 và giảm dần ở các tháng tiếp theo. Về phương pháp thực hiện, ở nghiên cứu tại Cần Thơ thời gian thực hiện nghiên cứu chỉ kéo dài từ tháng 9/2011 đến tháng 2/2012, như vậy nhóm tác giả đã chưa nghiên cứu được đặc điểm sinh học của cá trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 trong năm.

Qua 11 tháng thu mẫu phân tích, kết quả nghiên cứu cho thấy cá bống cát có giá trị GSI cao nhất vào tháng 3, tiếp theo là tháng 8 và giảm dần vào các tháng tiếp theo, thấp nhất vào tháng 11. Trong quá trình thu mẫu, ở các tháng 11 đến tháng 2 hầu như chỉ thu được cá bống ở giai đoạn I và II, rất hiếm khi bắt gặp giai đoạn III và gần như không có giai đoạn IV, nên hệ số GSI ở các tháng này rất thấp. Trong tháng 3, các mẫu cá bống ở giai đoạn III và IV thu được chiếm tỷ lệ rất cao (13,9% và 12,5%) nên có hệ số GSI cao nhất (Hình6). Thông tin tham vấn từ ngư dân khai thác tại khu vực nghiên cứu thì cá bống cát mang trứng thườngxuất hiện nhiều vào khoảng tháng 3 đến tháng 7. Do đó có thể nhận định mùa vụ sinh sản của cá bống cát diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm.

 

Hình6. Hệ số thành thục sinh dục GSI (%) của cá bống cát.

Sức sinh sản tuyệt đối của cá bống cát dao động từ 15.555 đến 76.861 trứng/cá thể, trung bình đạt 32.246± 18.799 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối dao động trong khoảng 2.150 - 5.044 trứng/g, trung bình đạt 3.379 ± 877 trứng/g. Dựa vào Hình7 có thể thấy khối lượng cơ thể cá ảnh hưởng đến sức sinh sản của cá. Mối tương quan giữa hai đại lượng này được thể hiện bằng phương trình F = 6242W – 23778 với hệ số tương quan R2 = 0,9116. Qua phương trình trên cho thấy rằng khi khối lượng thân cá tăng lên thì sức sinh sản tuyệt đối của cá cũng tăng theo.

 

Hình7. Tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng cơ thể.

Kết luận

Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 14 loài cá bống thuộc 8 giống của 2 họ cá bống đen Eleotridae (6 loài) và họ cá bống trắng Gobiidae (8 loài), trong đó có 4 loài (Oxyeleotris urophthalmus, Exyrias puntang, Glossogobius fasciato-punctatus Oligolepis acutipennis) được bổ sung cho khu hệ cá ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn.

Có sự khác biệt về tính chất phân bố thành phần loài cá bống theo không gian và thời gian, trong đó khu vực nước có độ mặn cao (Cẩm Thanh) có số lượng loài cao hơn so với khu vực có độ mặn trung bình (Cẩm Nam) và độ mặn thấp (Thanh Hà); và mùa mưa cao hơn so với mùa khô.

Sự phân bố của quần xã cá bống có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố môi trường và sinh cư, trong đó pH, oxy hòa tan, độ mặn và độ phủ rong-cỏ nước ngọt là những yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất.

Mùa vụ sinh sản của cá bống cát tập trung từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm với sức sinh sản tuyệt đối dao động trong khoảng 15.555 - 76.861 trứng/cá thể (trung bình: 32.246 ± 18.799 trứng/cá thể) và sức sinh sản tương đối dao động trong khoảng 2.150 - 5.044 trứng/g trọng lượng cá (trung bình: 3.379 ± 877 trứng/g). Hệ số thành thục sinh dục của cá bống cát đạt giá trị cao từ tháng 3 đến tháng 8, cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 11.

Trần Thị Phương Thảo – BQL KBTB Cù Lao Chàm

 

 

 

 

Tài liệu tham khảo

1.Nguyễn Hữu Đại, Donald Macintosh, 2008. Hiện trạng tài nguyên đất ngập nước (chủ yếu là dừa nước) ở hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam) và vấn đề quản lý, bảo vệ, phục hồi. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 8: 51-66.

2. Nguyễn Viết Tích, 2009. Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Quảng Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh lưu trữ tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam. 160 trang.

3. Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Văn Long, 2017. Đặc điểm sinh sản cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 17, Số 4A.

4. Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Văn Long, 2018. Thành phần loài, phân bố và mối quan hệ giữa quần xã cá bống với các yếu tố môi trường và sinh cư ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 18, Số 2; 161-165.

5. Nguyễn Thị Tường Vi, Lê Thị Thu Thảo, Bùi Thị Ngọc Nở, Võ Văn Quang, 2015. Kết quả bước đầu nghiên cứu khu hệ cá cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 15(1): 55-60.

6. Phạm Thị Mỹ Xuân và Trần Đắc Định, 2013. Một số đặc điểm sinh sản của cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học trường đại học Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ sinh học 27, tr.161-168.

7.Lê Thị Vinh, Phạm Hữu Tâm, Nguyễn Hồng Thu, Võ Trần Tuấn Linh, Lê Trọng Dũng, Võ Hải Thi, Phạm Hồng Ngọc, Lê Hồng Phú, 2016. Chất lượng môi trường nước tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm-Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, 22: 29-37.5.

8. Vũ Thị Phương Anh, Võ Văn Phú, 2010. Thành phần loài cá ở hệ thống sông Thu Bồn-Vu Gia tỉnh Quảng Nam. Tạp chí sinh học, 32 (2): 12-20.

9. Nguyen Thanh Nam, Nguyen Thi Huyen, Nguyen Xuan Huan, 2012. Composition of fish species at Cua Dai estuary, Vu Gia – Thu Bon river system, Quang Nam province. VNU Journal of Science, Natural Sciences and Technology, 28(2S): 25-33.

Phụ lục

 

Butis butis

 

Eleotris fusca

 

 

Eleotris melanosoma

 

Eleotris oxycephala

 

Oxyeleotris marmorata

 

Oxyeleotris urophthalmus

 

Acentrogobius caninus

 

Acentrogobius nebulosus

 

Exyrias puntang

 

 

Glossogobius aureus

 

Glossogobius fasciato-punctatus

 

Glossogobius giuris

 

Oxyurichthys tentacularis

 

Oligolepis acutipennis

 

 

 

 

 
 

NHỮNG NỖ LỰC BẢO TỒN VÀ PHỤC HỒI CÁC ĐỐI TƯỢNG TÀI NGUYÊN MỤC TIÊU TẠI CÙ LAO CHÀM

PDF.InEmail

Thứ ba, 18 Tháng 6 2019 16:21 Số truy cập:5517

Khu bảo tồn biển (Khu BTB) Cù Lao Chàm được hình thành trong giai đoạn 2005 – 2006, với nhiều giá trị tài nguyên thiên nhiên nổi trội như các hệ sinh thái (HST) rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, bãi biển và vùng triều, hệ sinh thái rừng đặc dụng Cù Lao Chàm,…vv.

Để quản lý hiệu quả Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, phương thức quản lý tổng hợp, với nhiều cơ quan, đơn vị, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng địa phương đã được quan tâm thực hiện xuyên suốt trong quá trình quản lý.

Đến nay, Ban quản lý (BQL) Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã xây dựng và thực hiện 02 kế hoạch quản lý tổng hợp (KHQL), cụ thể: KHQL 05 năm lần thứ nhất được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt và thực hiện trong giai đoạn 2009 – 2013 (theo QĐ số 4532/QĐ-UBND ngày 31/12/2008) và KHQL 05 năm lần thứ hai do UBND thành phố Hội An phê duyệt, thực hiện trong giai đoạn 2014 – 2018 (theo QĐ số 1999/QĐ-UBND ngày 20/10/2015) với mục tiêu chung là bảo tồn và tôn tạo các giá trị tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đa dạng sinh học; các giá trị di tích văn hóa; khai thác hợp lý và phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên trong Khu BTB; cải thiện và nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh Khu BTB; phục vụ phát triển bền vững kinh tế- xã hội tại địa phương; đảm bảo và duy trì chức năng của vùng lõi KSQ Cù Lao Chàm – Hội An. Trong đó, BQL cùng với cộng đồng đã xác định một số đối tượng, tài nguyên có giá trị sinh học, sinh thái và kinh tế cao để chọn làm đối tượng tài nguyên mục tiêu (ĐTMT) nhằm ưu tiên bảo vệ và phục hồi gồm: hệ sinh thái rạn san hô (RSH), thảm cỏ biển, rừng đặc dụng, hệ rong biển, nhóm cá rạn, rùa biển, tôm hùm, bàn mai, trai tai tượng, bào ngư và ốc vú nàng.

Nhằm đưa ra những phương thức quản lý, bảo tồn và phục hồi có hiệu quả, BQL đã thiết lập và thực hiện các chương trình giám sát thường xuyên các nhóm ĐTMT để theo dõi diễn biến nhóm này như: giám sát chất lượng môi trường nước biển ven bờ hàng tháng (chỉ số giám sát: nhiệt độ, pH, DO, độ đục, độ mặn); giám sát hệ sinh thái RSH vào tháng 5 hàng năm (chỉ số giám sát: độ phủ RSH, mật độ nhóm cá rạn, mật độ động vật đáy, mật độ các tác động lên RSH); giám sát hệ sinh thái thảm cỏ biển vào tháng 7 hàng năm (chỉ số giám sát: độ phủ thảm cỏ biển, thành phần loài cỏ, mật độ sinh vật sống trong thảm cỏ biển); chương trình ghi chép sổ Nhật ký khai thác nghề cá được triển khai hàng tháng cho ngư dân Cù Lao Chàm (chỉ số: ngư trường, mùa vụ, sản lượng và kinh tế nghề cá).

Kết quả giám sát hàng năm của BQL cho thấy độ phủ trung bình RSH toàn vùng Cù Lao Chàm đang có dấu hiệu tăng từ năm 2013 đến nay, ở mức 42,02% tăng lên 50,97%. Tuy độ phủ RSH có sự gia tăng nhưng mật độ các loài sinh vật chỉ thị sống trong RSH ngày càng suy giảm, đặc biệt là các loài có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, trai tai tượng, cá chình, cá hồng, cá mú kích thước lớn (trên 30cm). Điều này cho thấy áp lực khai thác đang ngày càng gia tăng tại các vùng rạn và công tác quản lý chưa thực sự hiệu quả.

H1

Hình 1. Diễn biến độ phủ RSH tại Cù Lao Chàm

H2

Hình 2. Diễn biến mật độ nhóm cá kinh tế Cù Lao Chàm

H3

Hình 3. Diễn biến mật độ nhóm động vật đáy Cù Lao Chàm

H4

Hình 4. Diễn biến mật độ nhóm cá chỉ thị Cù Lao Chàm

Tương tự như hệ sinh thái RSH, các nguồn lợi sinh vật sống trong thảm cỏ biển cũng đang có xu hướng giảm dần. Đặc biệt là nhóm cá dìa hầu như ít phát hiện trong các đợt giám sát cỏ biển hàng năm của BQL. Cá dìa là loài ăn cỏ và rong đặc trưng, ngoài ra còn có giá trị kinh tế cao. Do đó sự suy giảm đáng kể loài này phản ảnh hiện trạng chất lượng cỏ biển đang diễn biến xấu và sự khai thác quá mức của ngư dân.

H5

Hình 5. Diễn biến mật độ sinh vật sống trong thảm cỏ biển Cù Lao Chàm

Bên cạnh đó, BQL đã phối hợp với các cơ quan đơn vị có chuyên môn để điều tra, đánh giá đa dạng sinh học toàn vùng đối với các hệ sinh thái đặc trưng, quan trọng. Kết quả dự án “Điều tra và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng bền vững đối với tài nguyên đa dạng sinh học ở Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An” do Viện Hải dương học thực hiện từ năm 2015-2016 đã ghi nhận Khu sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An có 1667 loài thuộc 455 họ của 11 nhóm sinh vật chủ yếu và 533,4ha diện tích các hệ sinh thái tiêu biểu (gồm 356,4ha rạn san hô; 117ha rừng dừa nước tự nhiên; 43ha thảm cỏ biển ở khu vực hạ lưu sông Thu Bồn và 17ha thảm cỏ biển ở Cù Lao Chàm). Tuy nhiên, dưới áp lực phát triển kinh tế-xã hội và thay đổi về môi trường trong 12 năm qua (2004 – 2016), diện tích các hệ sinh thái tiêu biểu trong KSQ đã bị mất khoảng 112,5ha (gồm 77,1ha rừng dừa nước; 34,6ha thảm cỏ biển và 0,8ha rạn san hô), đặc biệt thảm cỏ biển tại Bãi Ông và Bãi Hương hầu như bị biến mất. Cấu trúc quần xã sinh vật rạn san hô bị thay đổi theo hướng giảm nhẹ cả về độ giàu có (1,2 lần) và phong phú loài (1,1 lần), nguồn lợi sinh vật rạn có giá trị chưa có dấu hiệu phục hồi.

 H6

Hình 6. Bản đồ phân bố bãi đẻ và ương giống của các nhóm nguồn lợi quan trọng trong KSQ

H7

Hình 7. Ốc gai đẻ trứng ở Hòn Lá và Hòn Dài

H8

    Hình 8. Tổ trứng mực lá trên RSH ở Hòn Dài

Bắt đầu từ năm 2018, BQL phối hợp với Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM triển khai điều tra, nghiên cứu đa dạng sinh học hệ rong biển tại Cù Lao Chàm. Kết quả khảo sát ban đầu năm 2018 tại các khu vực Tây Hòn Tai, Bãi Hương, Bãi Bắc, Hòn Lá đã ghi nhận được 39 loài rong, trong đó có khoảng 10 loài có sinh lượng khá lớn và đồng thời cũng là các loài rong có vai trò sinh thái quan trọng.

     H9

Hình 9. Quần thể rong Sargassum (Rong mơ) 

H10

 Hình 10. Quần thể rong Turbinaria (cùi bắp)

   H11

Hình 11. Quần thể rong Lobophora 

H12

  Hình 12. Quần thể rong Pandina

Tiếp nhận nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học rừng đặc dụng Cù Lao Chàm được UBND thành phố Hội An chính thức giao cho BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm từ năm 2014, đến nay BQL đã phối hợp với Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) thực hiện các đề án “Điều tra thành phần loài và xây dựng danh lục thực vật bậc cao trên cạn tại đảo Hòn Lao thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” (2017), “Nghiên cứu cấu trúc rừng và điều tra bổ sung thành phần loài thực vật bậc cao trên cạn trên các đảo thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” (2018) và “Điều tra thành phần loài và xây dựng cơ sở dữ liệu khu hệ thú trên các đảo thuộc Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An, tỉnh Quảng Nam” (2018). Kết quả các đề án đến nay đã ghi nhận rừng đặc dụng Cù Lao Chàm có 500 loài thực vật thuộc 5 ngành, 50 bộ và 107 họ; 15 loài thú thuộc 6 bộ, 12 họ. Trong đó có 09 loài thực vật và 02 loài thú quý hiếm nằm trong danh lục nguy cấp và quý hiếm của Việt Nam và thế giới (IUCN). Ngoài ra, đề án còn phát hiện 02 loài Ráy có khả năng sẽ là loài mới cho khoa học và lần đầu tiên ghi nhận tại đảo Cù Lao Chàm và ghi nhận vùng phân bố mới của 01 loài Lan hoại sinh. Đề án cũng đã tạo lập và đưa vào sử dụng bộ mẫu tiêu bản trưng bày 80 loài thực vật rừng phổ biến của Cù Lao Chàm nhằm truyền thông cho cộng đồng và du khách.

      H13

 Hình 13. Khỉ vàng (mục IIB-NĐ32CP/2006)

H14

       Hình 14. Tê tê Java (EN – SĐVN 2007)

H15

Hình 15. Sâm cau, Cồ nốc lan, Ngải cau – Curculigo orchioides Gaertn (EN-SĐVN)

Đối với một số ĐTMT chưa có dữ liệu thông tin, BQL đã đăng ký thực hiện các đề tài khoa học nhằm điều tra hiện trạng ĐTMT, từ đó đưa ra những giải pháp quản lý, bảo vệ và phục hồi phù hợp. Thông qua kết quả đề tài “Điều tra thành phần loài, vùng phân bố, kích thước quần thể, hiện trạng khai thác và xây dựng giải pháp bảo vệ giống trai tai tượng (Tridacna) và bàn mai (Pinna) tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm” (2014-2016), năm 2018 BQL đã thực hiện chuyển vị thí điểm thành công 06 cá thể trai tai tượng từ các khu vực khác về vùng khoanh nuôi phục hồi tại Bãi Bắc nhằm gia tăng khả năng sinh sản, phục hồi trong tự nhiên của giống này. Một tổ cộng đồng khai thác và bảo vệ tôm hùm, ốc vú nàng tại Cù Lao Chàm được thành lập thông qua kết quả đề tài “Điều tra thành phần loài, phân bố sinh thái, hiện trạng khai thác và xây dựng mô hình đồng quản lý nguồn lợi tôm hùm, ốc vú nàng tại Cù Lao Chàm” (2011-2013). Đặc biệt, BQL đã ứng dụng thành công phương pháp phục hồi san hô cứng và chuyển vị rùa biển tại Cù Lao Chàm. Kết quả đề tài “Ứng dụng công nghệ phục hồi một số loài san hô cứng tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm có sự tham gia của cộng đồng” (2015 – 2017) đã xây dựng thành công 02 vườn ươm san hô với tổng diện tích 30m2 gồm 595 tập đoàn tại hai khu vực Bãi Bò, Bãi Nần và phục hồi 4000m2 gồm 2783 tập đoàn tại hai khu vực Bãi Bắc và Bãi Tra với tỉ lệ sống trung bình đạt 79,85%. Đề tài “Phục hồi và bảo tồn rùa biển (Cheloniidae) tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm” (2017 – 2019) bước đầu đã chuyển vị và ấp nở thành công 90% trứng rùa biển từ Côn Đảo về Cù Lao Chàm trong 2 năm 2017 và 2018.

H16

Hình 16. Phục hồi Trai tai tượng

H17

Hình 17. Phục hồi san hô

Ngoài ra, BQL cũng đã kêu gọi tài trợ từ các tổ chức quốc tế và thực hiện thành công các dự án này trong các lĩnh vực truyền thông nâng cao nhận thức, cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương. Từ năm 2013 đến nay, Chương trình Rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) đã tài trợ cho BQL thực hiện các dự án “Xây dựng cơ chế quản lý rạn san hô và thực hiện thí điểm phục hồi 2000m2 san hô cứng có sự tham gia của cộng đồng tại thôn Bãi Hương, Tân Hiệp, Hội An” (2013-2015); “Thí điểm mô hình hợp tác 4 nhà (nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp) trong hoạt động giám sát khai thác cua đá tại Cù Lao Chàm” (2014 – 2015); “Nâng cao khả năng phục hồi của các sinh kế cộng đồng và công tác quản lý thích ứng taị các khu bảo tồn biển địa phương của Việt Nam, từ hành động địa phương đóng góp tới mạng lưới quốc gia” (2013 – 2015); “Bảo tồn các đối tượng tài nguyên mục tiêu (Trai tai tượng, bàn mai, ốc vú nàng, bào ngư, tôm hùm) tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm” (2016 – 2017). Kết quả các dư án đã góp phần vào việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng, học sinh và các bên liên quan trong việc bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, qua đó góp phần phát triển bền vững nguồn lợi, tạo sinh kế lâu dài cho cộng đồng địa phương thông qua phát triển du lịch sinh thái nhờ các hệ sinh thái được bảo vệ và phục hồi tốt. Các dự án cũng đã hướng tới trao quyền cho cộng đồng địa phương để nâng cao ý thức tự bảo vệ tài sản thiên nhiên mà họ đang có được. Điển hình như sự tham gia của cộng đồng Tiểu khu bảo tồn biển thôn Bãi Hương trong việc phục hồi san hô, tuần tra kiểm soát trên biển, truyền thông bảo vệ môi trường và nguồn lợi tự nhiên, xây dựng kế hoạch quản lý của Tiểu khu. Hay là sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong Tổ cộng đồng bảo vệ và khai thác bền vững cua đá Cù Lao Chàm trong việc khai thác đúng kích cỡ, mùa vụ và thực hiện dán nhãn sinh thái Cua đá. Tổ cộng đồng khai thác cua đá này cũng chính là kết quả của dự án “Cộng đồng tham gia phục hồi tự nhiên và khai thác bền vững Cua đá Cù Lao Chàm” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ từ năm 2010 đến 2012.

Từ năm 2015 đến nay, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cũng đã tài trợ cho BQL thực hiện dự án “Bảo tồn bãi đẻ của Rùa biển có sự tham gia của cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm”. Các hoạt động chính của dự án chủ yếu là truyền thông nâng cao nhận thức cho học sinh, cộng đồng, du khách, doanh nghiệp và các bên liên quan khác về tầm quan trọng của rùa biển và tác hại của túi nilon đến rùa biển; thảo luận các sinh kế thay thế nhằm chuyển đổi khai thác thủy sản bằng lưới ba lớp – đây là loại lưới mà rùa biển thường xuyên mắc phải và gây tử vong tại Cù Lao Chàm.

Thực hiện Biên bản ghi nhớ giữa UBND thành phố Hội An và Cơ quan Tài nguyên thủy sản Hàn Quốc (FIRA), BQL cũng đã tiếp nhận và thực hiện dự án “Phục hồi nguồn lợi tài nguyên bằng phương pháp rạn nhân tạo” (2018 – 2022). Dự án đã bước đầu triển khai khảo sát thực địa nhằm thu thập các thông tin về hải dương học, hiện trạng nguồn lợi hải sản để làm cơ sở xác định vị trí đặt rạn nhân tạo và chọn nguồn giống tái thả trong tự nhiên.

Kể từ khi thành lập cho đến khi được công nhận danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An đến nay, BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu, thực hiện các chương trình, đề tài, dự án nhằm mục đích bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái, nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nhóm ĐTMT tại Cù Lao Chàm. Mặc dù các kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn nhóm ĐTMT đang bị suy giảm nhưng nguyên nhân chủ yếu là do khai thác hải sản quá mức và trái phép bằng các nghề giã cào, lưới rê, lưới vây, pha súc,…đến từ các phương tiện ngoài địa phương; hoạt động của các cano du lịch tại các bãi biển gây xáo trộn nền đáy và phủ trầm tích lên RSH, thảm cỏ biển; việc xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng trên đảo phục vụ phát triển KT-XH làm giảm hơn 100ha rừng đặc dụng, mất và chia cắt sinh cảnh sống của một số loài, đặc biệt là Cua đá và gây ô nhiễm môi trường do trầm tích, vật liệu xây dựng bị rửa trôi; và sự phát triển du lịch thiếu bền vững.

Do vậy, trong thời gian đến BQL sẽ tập trung vào những chiến lược lâu dài trong công tác quy hoạch để đảm bảo duy trì và phục hồi các hệ sinh thái và nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nhóm ĐTMT. Việc cần làm trước mắt là quy hoạch bãi đậu đỗ cano, đặc biệt tại khu vực Bãi Ông. Hoạt động du lịch cũng cần được điều chỉnh lại với định hướng du lịch sinh thái, nâng cao chất lượng dịch vụ, chọn lọc đối tượng khách. Các phân vùng của khu bảo tồn biển cũng cần được điều chỉnh sớm, đặc biệt là mở rộng diện tích vùng bảo vệ nghiêm ngặt để đảm bảo duy trì, và phục hồi hệ sinh thái RSH và thảm cỏ biển. Tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát và có sự phối hợp chặt chẽ với các nhóm bảo tồn cộng đồng cũng là hoạt động được ưu tiên hàng đầu. Truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng, doanh nghiệp là giải pháp lâu dài và cần tăng cường, đổi mới về hình thức, chất lượng lẫn số lượng. Với những áp lực lên hệ sinh thái đến từ thượng nguồn, cần áp dụng các phương thức quản lý tổng hợp liên ngành liên vùng từ thượng nguồn đến hạ lưu sông Thu Bồn, trong đó nổi bật là quản lý rác thải, các công trình xây dựng trên lưu vực sông.

ThS. Trần Thị Phương Thảo – BQL KBTB CLC

 
 

Biến đổi khí hậu đang chuyển hóa 99% rùa con thành rùa cái

PDF.InEmail

Thứ hai, 30 Tháng 7 2018 14:29 Số truy cập:6132

Đó là nhận định của các nhà sinh học thế giới được đăng tải trên The Washington Post ngày 8/01/2018 của tác giả Ben Guarino.

A-BDKHruabien 30072018-01

(Một rùa xanh bò xuống biển sau khi đẻ thành công một tổ trứng tại đảo Bảy Cạnh-Vườn quốc gia Côn Đảo)

Đọc thêm...

 
 

Trang 2 trong tổng số 12

..