Friday, 18 August 2017 10:28 Hits:7101
Được gọi là đảo, nhưng không xa lắm từ đất liền, chỉ cách một dòng sông, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, được che chắn bởi những dải đá trầm tích biến chất hàng trăm triệu năm tuổi và bao bọc chung quanh bởi 2 nguồn nước mặn và ngọt. Từ đó, nơi đây một nguồn tài nguyên phong phú, một cảnh quan môi trường nền nã được hình thành, tuy nhiên trong những năm qua, những giá trị ấy hầu như chưa được khơi dậy. Việc nhận diện những giá trị nỗi trội, tài sản cộng đồng hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, ngoài những gì từ thiên nhiên, văn hóa, các đóng góp từ cộng đồng cũng cần được tổng hợp và khôi phục nhân rộng. Thông qua việc rà soát hoạt động đóng góp, nỗ lực bảo tồn tại địa phương trước đây, báo cáo đã kiến nghị các giải pháp bảo tồn và phát triển tiềm năng phục vụ cải thiện sinh kế người dân, kinh tế xã hội Tam Hải, Núi Thành.
Friday, 11 August 2017 14:10 Hits:6170
Thursday, 20 July 2017 09:28 Hits:7363
I. Một số kết quả đạt được của Hệ thống các khu bảo tồn biển Việt Nam
1. Hệ thống hệ thống khu bảo tồn biển đang được hình thành
- Đến nay, 12 khu bảo tồn biển đã được thành lập và đưa vào hoạt động: Khu vịnh Nha Trang/Khánh Hòa (2001); Khu BTB Cù Lao Chàm/Quảng Nam (2004); Khu BTB Phú Quốc/Kiên Giang (2007); Khu BTB Cồn Cỏ/Quảng Trị (2009); Khu BTB Hòn Cau/Bình Thuận (2010); Khu BTB Bạch Long Vĩ/Hải Phòng (2014); Khu BTB Lý Sơn/Quảng Ngãi (2015)
- Có 04 khu bảo tồn biển đã quy hoạch chi tiết đang hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập: Khu bảo tồn biển Hòn Mê; Khu bảo tồn biển Nam Yết; Khu bảo tồn biển Phú Quý; Khu bảo tồn biển Hải Vân - Sơn Chà.Thursday, 15 June 2017 15:57 Hits:8400
Wednesday, 07 June 2017 16:15 Hits:9610
Thông tin chung
Trai tai tượng (tridacna) là loài động vật thân mềm, hai mảnh vỏ, có giá trị cao ở nhiều khía cạnh khác nhau. Chúng được sử dụng rộng rãi trong nuôi cảnh và chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do có kích thước lớn, màu sắc khoang vỏ đa dạng, sặc sỡ. Về sinh học, Trai tai tượng có nguồn gen quý hiếm, giữ vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái rạn san hô.
Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, Trai tai tượng chỉ phân bố trên các rạn san hô ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương [5]. Chúng có mối quan hệ mật thiết với quần xã và các điều kiện sinh thái trong hệ sinh thái rạn san hô. Những thay đổi của hệ sinh thái rạn san hô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các loài Trai tai tượng [3], [4].
Ở Việt Nam, Trai tai tượng được tìm thấy tại 8 đảo: Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Hòn Cau, Hòn Mun, Nam Yết, Lý Sơn và Cù Lao Chàm. Ngoại trừ loài Trai tai tượng vàng nghệ (Tridacna crocea) còn khá phong phú ở Vườn quốc gia Côn Đảo, các đảo còn lại nguồn lợi này còn khá thấp [1].
Trong nhiều năm gần đây, nguồn lợi Trai tai tượng đang bị giảm sút nhanh chóng, một số loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do khai thác quá mức và thiếu hợp lý [1]. Hậu quả của việc này là nhiều loài đã được đưa vào Danh lục đỏ Việt Nam như loài Trai tai tượng khổng lồ (Tridacna gigas), Trai tai tượng vảy (Tridacna squamosa), Trai tai tượng lớn (Tridacna maxima),...vv. Đặc biệt 02 loài trước đây có thông tin phân bố ở vùng biển Việt Nam là Trai tai tượng khổng lồ và Trai tai nghé (Hippopus hippopus) không còn phát hiện trong các nghiên cứu gần đây [1].
Page 4 of 10