Thứ ba, 03 Tháng 1 2017 10:38 Số truy cập:6170
Theo dòng thời gian, Hội An đã từng và đang là nơi hội ngộ của du khách từ Tây sang Đông của cả hai miền Bắc và Nam bán cầu đến giao lưu, buôn bán, làm ăn, sinh sống, viếng thăm. Theo lớp không gian, Hội An cũng đã từng và đang là nơi gặp nhau của các nguồn tài nguyên sinh vật từ thượng nguồn đến hạ lưu, từ biển khơi đến lục địa và theo dọc vùng bờ đến trú đông, kết bạn, sinh sống, hoặc duy trì nòi giống. Con người và thiên nhiên đã từng và dường như đang “hội ngộ” tại Hội An – một vùng cửa sông và ven bờ trù phú của dòng sông Thu Bồn, làm nên sự đa dạng và độc đáo của một Di sản Văn hóa Thế giới, và một Khu Dự trữ Sinh quyển cho mai sau.
Thứ hai, 24 Tháng 10 2016 08:56 Số truy cập:7774
Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (BQL) được thành lập theo Quyết định số 888/QĐ-UBND ngày 24/3/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. BQL có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ Khu Bảo tồn biển, tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát triển các loài động thực vật thuỷ sinh, duy trì diễn thế tự nhiên các hệ sinh thái trong Khu bảo tồn biển (KBTB); tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng cư dân sống trong và xung quanh KBTB; Phối hợp với cộng đồng dân cư sống bên trong và xung quanh khu bảo tồn đề xuất và tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện sinh kế; nghiên cứu khoa học, văn hoá xã hội và các loại hình dịch vụ có thu liên quan đến KBTB theo quy định của pháp luật; tổ chức triển khai các dự án phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản... Ngoài ra BQL còn là cơ quan trực của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An, trực tiếp phụ trách việc triển khai các hoạt động của Khu sinh quyển (KSQ).
Thứ sáu, 14 Tháng 10 2016 08:39 Số truy cập:7979
TÓM TẮT
Mô hình đồng quản lý cua đá Cù Lao Chàm được gầy dựng từ cộng đồng, nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hiệu quả của mô hình đã được cộng đồng, nhà khoa hoc và nhà quản lý đánh giá cao. Nhiều mô hình hay nhưng trong quá trình vận hành không giải quyết được các xung đột phát sinh thì hiệu quả mô hình sẽ bị ảnh hưởng. Bài báo phân tích các xung đột hiện đang tồn tại trong mô hình đồng quản lý cua đá, đồng thời đề ra những giải pháp nhằm ổn định, và bền vững mô hình trong thời gian đến.
1. Đặt vấn đề
Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2012, thông qua các hoạt động điều tra, tuyên truyền, hội thảo, hội thi sáng tác logo xây dựng nhãn sinh thái, thử nghiệm công năng của nhãn sinh thái, thành lập tổ cộng đồng, xây dựng quy chế và trang thiết bị cho Tổ cộng đồng, Mô hình đồng quản lý cua đá ở Cù Lao Chàm đã được hình thành [4].
Sau thời gian nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết, vận động người dân, tiến hành thử nghiệm, mô hình đồng quản lý cua đá ở Cù Lao Chàm đã được triển khai và áp dụng tại địa phương. Mô hình nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự hợp tác của các nhà tài trợ quốc tế về bảo tồn cua đá; các nhà khoa học; người dân và doanh nghiệp [3]. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, những xung đột lợi ích giữa các bên liên quan bắt đầu nảy sinh, điều này gây ra nhiều thách thức đến sự bền vững của mô hình. Phân tích các xung đột, từ đó hài hòa mối quan hệ giữa các bên liên quan, đề ra những giải pháp nhằm ổn định và bền vững mô hình trong thời gian đến là hết sức cần thiết.Thứ tư, 23 Tháng 3 2016 10:31 Số truy cập:9480
Từ ngày 29 tháng 02 đến ngày 04 tháng 3 năm 2016, tại Trung tâm hội nghị Quốc gia ở thủ đô Viêng Chăn - Lào đã diễn ra Hội nghị và triển lãm Quốc tế về tài nguyên nước và phát triển thủy điện tại Châu á. Tham dự Hội nghị và triễn lãm lần này, có hơn 450 đại biểu đến từ 46 Quốc gia và vùng lãnh thổ, là các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các công ty giải pháp công nghệ và năng lượng, các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, các ngân hàng phát triển…có liên quan đến các vấn đề về quản lý tài nguyên nước và phát triển thủy điện; trong đó Bộ năng lượng và khai khoáng Lào đóng vai trò chủ trì. Được sự hỗ trợ từ chương trình hợp tác MRC-GIZ (Cơ quan hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Ủy hội sông Mê Kong (MRC)) và mạng lưới NSHD-M (phát triển thủy điện bền vững), BQL Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã cử cán bộ tham dự sự kiện trên nhằm tạo điều kiện nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước và hợp tác quốc tế tại địa phương.
Chương trình Hội nghị bao gồm 2 phiên họp toàn thể và 20 phiên thảo luận theo chủ đề trong đó tập trung chủ yếu vào các vấn đề, các tác động của hoạt động phát triển thủy điện đến môi trường và xã hội. Ngoài ra, các đại biểu được lắng nghe các chuyên gia, các công ty phát triển thủy điện, các công ty giải pháp công nghệ giới thiệu và trình bày các mô hình mới, các kỹ thuật và công nghệ mới trong việc xây dựng đập thủy điện bền vững và thân thiện với môi trường, và các chương trình tái định cư hiệu quả…
Hình 1: Phiên toàn thể
Hình 2: Các phiên thảo luận
Bên cạnh chương trình Hội nghị, một triển lãm quy mô với nhiều gian trưng bày giới thiệu các sản phẩm, thiết bị và công nghệ liên quan đến phát triển thủy điện và quản lý tài nguyên nước của các công ty, doanh nghiệp, tổ chức…trên toàn thế giới đã được diễn ra tại đây.
Hình 3: Một số gian trưng bày tại triển lãm
Cũng nằm trong khoảng thời gian này, mạng lưới phát triển bền vững thủy điện trên sông Mê Kông (Network for sustainable hydropower development in Mekong river – NSHD-M) đã tổ chức chương trình hội thảo và tập huấn cho các thành viên của mạng lưới. Trong đó, các thành viên sẽ được lồng ghép tham gia các Phiên thảo luận tại Hội nghị ASIA 2016, và sau đó sẽ tiến hành thảo luận sâu trong mạng lưới, trong đó sẽ khai thác các khía cạnh về những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội từ hoạt động phát triển thủy điện trên sông Mê Kong.
Hình 4: Thảo luận nhóm NSHD-M
Bên cạnh đó, các thành viên trong mạng lưới phối hợp với các chuyên gia của Cơ quan hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Ủy hội sông Mê Kong (MRC) sẽ đóng vai trò là các diễn giả để giới thiệu về gian trưng bày của chương trình hợp tác MRC-GIZ và về mạng lưới NSHD-M, và về những kết quả đã đạt được của chương trình hợp tác trong thời gian qua.
Hình 5: Các đại biểu tham quan gian trưng bày của MRC và NSHD-M
Hình 6: Các thành viên trong mạng lưới NSHD-M
Rất nhiều trường hợp nghiên cứu, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật và công nghệ…đã được chia sẻ và giới thiệu, nhiều vấn đề nóng đã được đưa ra mổ xẻ và bàn thảo tại các diễn đàn lần này. Tuy nhiên vẫn còn đó nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ và chưa có câu trả lời xác đáng, đặc biệt là sự hợp tác xuyên biên giới một cách hiệu quả trong quản lý tài nguyên nước cũng như phát triển bền vững thủy điện.
Hy vọng rằng trong thời gian đến mạng lưới NSHD-M và MRC sẽ đóng góp một vai trò lớn hơn, hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ, tư vấn, tham mưu về các chính sách, quyết định liên quan đến việc phát triển thủy điện trên sông Mê Kong. Mà trong đó, vấn đề quyết định chính là việc nâng cao năng lực cho các thành viên nói riêng, cho mạng lưới nói chung thông qua các chương trình Hội thảo, tập huấn như lần này.
Nguyễn Thành Huy – BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
Thứ ba, 22 Tháng 3 2016 10:29 Số truy cập:11239
Từ ngày 15 đến ngày 25/02/2016, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã cử cán bộ tham gia lớp tập huấn “Sediment from Land to the Sea – case study Nha Phu” tại Thành phố Nha Trang. Chương trình tập huấn được đồng phối hợp tổ chức bới Viện Hải dương học Nha Trang và Khoa Địa chất và Quản lý nguồn lợi tự nhiên - Trường Đại học Copenhagen, Đan Mạch.
Trang 5 trong tổng số 10
Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
Du lịch sinh thái cộng đồng Cù Lao Chàm
Khu sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An