Tin tức - sự kiện

Tổng kết hoạt động của Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An

PDF.InEmail

Thứ sáu, 03 Tháng 3 2023 15:18 Số truy cập:156

Sáng ngày 23/2, UBND thành phố đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2022 và đề ra phương hướng hoạt động năm 2023 của Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới (BQL Khu sinh quyển) Cù Lao Chàm – Hội An. Ông Nguyễn Thế Hùng – Phó Chủ tịch UBND thành phố – Trưởng BQL Khu sinh quyển chủ trì hội nghị.

A-tongketKSQ03032023-01

Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2022 của BQL Khu sinh quyển

Năm 2022, với sự quan tâm hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, nhiều chương trình, dự án trong Khu sinh quyển được tài trợ bởi các tổ chức môi trường toàn cầu. Các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị đa dạng sinh học đều có sự tham gia tích cực và hỗ trợ nhiệt tình từ các cá nhân, cộng đồng, đặc biệt là vai trò của các nhóm cộng đồng tại vùng lõi Cù Lao Chàm và vùng đệm Cẩm Thanh. Công tác kiểm tra, giám sát được triển khai thương xuyên, hạn chế được các tác động từ việc khai thác thuỷ hải sản. Thành phố xác định đưa Cù Lao Chàm trở thành trung tâm đa dạng sinh học gắn với phát triển sinh kế cộng đồng.

A-tongketKSQ03032023-02

Nhiều ý kiến góp ý cho phương hướng hoạt động năm 2023

Dù bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng các hoạt động truyền thông, giáo dục; chương trình hợp tác, thu hút đầu tư và quan hệ đối ngoại; nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; hoạt động của các cơ quan ban ngành địa phương hướng đến bảo tồn và phát huy các giá trị khu sinh quyển nhìn chung đều được tổ chức, thực hiện hiệu quả.

A-tongketKSQ03032023-03

Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng Cù Lao Chàm

Năm 2023, BQL Khu sinh quyển tiếp tục nâng cao vai trò kết nối, hỗ trợ, tư vấn các tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu, các dự án bảo tồn, phát triển cộng đồng; kiện toàn bộ máy tổ chức, rà soát quy chế hoạt động nâng cao trách nhiệm các thành viên và hiệu quả hoạt động của BQL. Cùng với đó, tăng cường quản lý, bảo vệ rừng Cù Lao Chàm; hoàn thiện và vận hành thử nghiệm Trung tâm kết nối trải nghiệm tri thức bản địa; tăng cường các hoạt động truyền thông, tìm kiếm và mở rộng mối quan hệ giao lưu và hợp tác quốc tế với các tổ chức trong và ngoài nước. Bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh các chương trình phục hồi sinh thái tại các khu vực bị ảnh hưởng do các hoạt động phát triển thiếu bền vững, thiên tai… BQL Khu sinh quyển sẽ lồng ghép, tích hợp các tài liệu truyền thông cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở, khôi phục lại chương trình thực địa cho các em học sinh…

Tác giả: Quốc Hải

Nguồn tin: Đài TT-TH TP Hội An

 

TRUYỀN THÔNG VỀ KHỈ VÀNG

PDF.InEmail

Thứ sáu, 03 Tháng 3 2023 15:10 Số truy cập:152

Cù Lao Chàm – Hội An được Tổ chức Văn hóa – Khoa học – Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới (DTSQ) vào năm 2009 bởi các giá trị đặc trưng về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An được phân thành 03 vùng chức năng, bao gồm: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp. Trong đó, Vùng lõi là toàn bộ Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, với đặc trưng là các hệ sinh thái rừng và biển như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng đặc dụng,... nhằm mục đích bảo tồn lâu dài, đa dạng loài, các cảnh quan và hệ sinh thái. Trong những năm qua, công tác bảo tồn, nghiên cứu các giá trị đa dạng sinh học rừng, biển đạt được những kết quả đáng kể. Đặc biệt, các nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều loài được ghi nhận tại rừng Cù Lao Chàm có giá trị về mặt bảo tồn và gắn kết hệ sinh thái, trong đó có loài Khỉ vàng.

Khỉ vàng tại Cù Lao Chàm là loài thú có kích thước lớn nhất trong số 15 loài Thú sinh sống trên đảo, đã được nghiên cứu trong thời gian qua. Chúng có vai trò rất lớn đối với hệ sinh thái rừng trong việc phát tán hạt giống cây rừng để phát triển và duy trì hoàn cảnh rừng trên đảo. Đây là loài động vật bậc cao, khá thông minh, có tính xã hội, hòa đồng, thích tương tác và dễ dàng thích nghi với cuộc sống giữa người và vật nuôi. Khỉ vàng có tập tính sinh sống theo bầy đàn, sống trên cây và kiếm ăn ở tầng thấp và mặt đất. Chúng rất thích ăn trái cây, tuy nhiên, đây là loài ăn tạp theo cơ hội và sẽ ăn những gì chúng có thể lấy được, bao gồm hạt, lá, cành, vỏ cây, động vật nhỏ, trứng,...

Khỉ vàng thuộc nhóm loài động vật nguy cấp, quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ, được quy định tại Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật rừng hoang dã nguy cấp.

A Khivang03032023-01

Trong thời gian gần đây, không khó để bắt gặp những đàn khỉ tại các khu vực dân cư trên đảo, đặc biệt là tại thôn Bãi Làng. Chúng phá hoại cây cối, lấy đồ đạc và thức ăn trong nhà,v.v… gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do số lượng bầy, đàn tăng nhanh; sinh cảnh bị ảnh hưởng bởi những tác động khách quan khác và nguồn thức ăn trong tự nhiên hạn chế. Thêm nữa, trước đây người dân và du khách thường cho chúng thức ăn đã vô tình tạo cho chúng thói quen và có thể lâu dần mất đi tập tính kiếm ăn trong tự nhiên.

Để giải quyết những tác động của loài Khỉ vàng gây ra cũng như bảo tồn hệ sinh thái và các giá trị đa dạng sinh học trên đảo cần có các giải pháp mang tính chiến lược và sự vào cuộc của các bên liên quan, đặc biệt, là sự chung tay của cộng đồng và du khách. Trong đó, cộng đồng đã lựa chọn sống hài hòa nhằm cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học và cuộc sống người dân. Để làm được điều này, cộng đồng cần nắm bắt các thông tin và thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Không được cho Khỉ và các loài động vật hoang dã ăn hoặc để thức ăn thừa nơi chúng có thể tiếp cận. Nguồn thức ăn không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thay đổi bản năng kiếm ăn tự nhiên của các loài động vật hoang dã.

2. Không được tiếp xúc, vui đùa với Khỉ. Việc tiếp xúc gần, vui đùa với Khỉ có thể gây mất an toàn cho chính bạn.

3. Mọi hành vi săn bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã, trong đó có Khỉ vàng là trái pháp luật.

4. Hãy đối xử thân thiện, không nên có những hành động xung đột với Khỉ để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.

5. Mỗi loài động vật nhỏ bé tại Cù lao Chàm cũng có thể là một loài đại diện đặc trưng góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học. Vì vậy, hãy chung tay hành động và tuyên truyền cho người thân, bạn bè, du khách để bảo tồn động vật hoang dã vì một Cù Lao Chàm – niềm tự hào Rừng nhiệt đới!

Thúy Trang - KBTB CLC

 

Lễ hội Tết Nguyên tiêu ở Hội An là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

PDF.InEmail

Thứ năm, 09 Tháng 2 2023 09:40 Số truy cập:228

Sáng 5/2, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lễ hội Tết Nguyên tiêu Hội An.

A nguonchinhphu01

Hội An đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lễ hội Tết Nguyên tiêu- Ảnh: VGP/Lưu Hương

Đọc thêm...

 

Cảnh báo hành vi khai thác và mua bán trái phép cá mập đầu búa

PDF.InEmail

Thứ hai, 30 Tháng 1 2023 15:04 Số truy cập:343

Gần đây, trên mạng xã hội và tại các chợ thuộc địa bàn thành phố Hội An, người dân đang công khai chia sẻ thông tin về việc rao bán cá mập đầu búa, cá nhám. Đây là các loài thuộc lớp cá sụn (Chondrichthyes), điển hình như: Cá đuối ó mặt quỷ, cá mập đầu bạc, cá mập đầu búa lớn, cá mập đầu búa trơn, cá mập đầu búa vây trắng, cá mập trắng lớn,... thuộc nhóm bị de dọa mức độ EN (IUCN 3.1) và nằm trong Danh mục loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính Phủ.

Đọc thêm...

 

Tổng kết Dự án “Thiết lập mô hình quản lý và phát triển nguồn lợi thủy hải sản ven bờ ở Việt Nam”

PDF.InEmail

Thứ hai, 07 Tháng 11 2022 09:21 Số truy cập:587

Ngày 26/10/2022, UBND thành phố Hội An tổ chức tổng kết Dự án “Thiết lập mô hình quản lý và phát triển nguồn lợi thủy hải sản ven bờ ở Việt Nam” được Cơ quan Tài nguyên Thủy sản Hàn Quốc (FIRA) tài trợ.

Dự án được triển khai trong 05 năm (2018-2022) với mục tiêu tăng cường hệ sinh thái ven biển tại thành phố Hội An đặc biệt là Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, nhằm tạo ra nguồn lợi thủy sản bền vững thông qua mô hình quản lý và phục hồi nguồn lợi thủy sản bằng rạn nhân tạo.

Đọc thêm...

 

Trang 1 trong tổng số 47

..