Từ ngày 26 đến 29/10/2015 khóa tập huấn chuyên môn quản lý tổng hợp vùng bờ đã được tổ chức tại Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm Hội An, Quảng Nam. Tham gia khóa tập huấn là 30 cán bộ quản lý, chuyên viên kỹ thuật, sinh viên đến từ Phòng Thương mại Du lịch, Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên Môi trường, UBND xã Cẩm Thanh, xã Tân Hiêp, BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Hội An, Vườn Quốc Gia Côn Đảo, Đại học Portland, Hoa Kỳ. Khóa tập huấn 4 ngày được thiết kế như một diễn đàn thực tế hỗ trợ người tham gia tiếp cận một cách sinh động các vấn đề quản lý sử dụng tài nguyên môi trường hướng đến một Hội An phát triển bền vững.
Hình 1: Các thành viên đến từ Phòng Thương mại – Du lịch, Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Xã Tân Hiệp, Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Vườn Quốc Gia Côn Đảo, Đại học Portland, Hoa Kỳ chung tay vì mục tiêu thành phố Hội An phát triển bền vững.
Trong ngày thứ nhất, các thành viên tham gia thảo luận về các hệ sinh thái biển và bờ, đặc biệt tập trung vào các kiểu hệ sinh thái cơ bản tại Hội An, Quảng Nam bao gồm rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, bãi biển, vùng cửa sông, rừng phòng hộ ven biển và tự nhiên đầu nguồn, các nguyên tắc, chiến lược và công cụ quản lý tổng hợp vùng bờ.
Hình 2: Thảo luận nhóm về hiện trạng quản lý sử dụng tài nguyên môi trường và các nguy cơ suy giảm cấu trúc, chức năng cung cấp dịch vụ của các hệ sinh thái tự nhiên tại Hội An, Quảng Nam
Hình 3: Nhóm trình bày kế hoạch thu thập thông tin và hoạt động thực tế tại thượng nguồn lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, xã đảo Tam Hải và vùng ven biển Quảng Nam.
Hình 4: Cù Lao Chàm – Hội An, Tam Hải, vùng ven biển Quảng Nam và thượng nguồn lưu vực hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn, Tam Kỳ hợp lực với nhau thông qua các mối liên kết giữa các hệ sinh thái tự nhiên biển, bờ, vùng cửa sông và rừng tự nhiên đầu nguồn.
Ngày thứ 2 và 3, các thành viên đi thu thập thông tin và hoạt động thực tế liên kết vùng thượng nguồn lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, xã đảo Tam Hải, Núi Thành và vùng ven bờ Quảng Nam.
Hình 5: Đoàn tham quan dòng sông Vu Gia tai khu vực cầu Hà Nha, Đại Lộc, Quảng Nam Hình
6: Tham quan Trung tâm điều hành đập tràn thủy điện A Vương
Hình 7: Đoàn tham quan đập tràn thủy điện A Vương
Hình 8: Đập tràn thủy điện A Vương
Hình 9: Các tiểu lưu vực sông A Vương, Bung, Dak Mi, Tranh, Tam Kỳ, Trường Giang trong lưu vực hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn, hệ thống sông Tam Kỳ, Trường Giang ven biển của tỉnh Quảng Nam.
Hình 10: Đoàn tham quan Nhà máy thủy điện A Vương
Hình 11: Đập tràn thủy điện Dak Mi 4 hướng về hạ lưu sông Vu Gia
Hình 12: Vùng đồi cây cao su Hiệp Đức – đường xuống Thăng Bình đi Tam Hải, Núi Thành.
Hình 13: Vùng cửa sông – vũng An Hòa nối liền với xã đảo Tam Hải, Núi Thành
Hình 14: Rừng đước (Rhizophoraceae) được trồng phục hồi tại vùng cửa lở, Tam Hải, Núi Thành
Hình 15: Tham quan Mũi Bàn Than, Thuận An, Tam Hải, Núi Thành
Hình 16: Thăm và làm việc với UBND xã đảo Tam Hải, Núi Thành
Ngày thứ tư, các thành viên tham gia xây dựng và thiết kế ý tưởng cùng với chương trình hành động quản lý tổng hợp vùng bờ và bảo vệ đề tài.
Hình 17: Nhóm rừng ngập mặn trình bày ý tưởng phục hồi rừng dừa nước (Nypa fruticans) tại vùng cửa sông Thu Bồn – Hội An.
Hình 18: Ý tưởng trồng phục hồi 50 ha rừng dừa nước (Nypa fruticans) tại vùng cửa sông Thu Bồn – Hội An kết hợp với phát triển du lịch sinh thái bền vững
Hình 19: Nhóm rạn san hô trình bày ý tưởng phục hồi sức khỏe hệ sinh thái rạn san hô Cù Lao Chàm làm nền tảng cho việc phát triển du lịch bền vững Hội An
Hình 20: Ý tưởng phục hồi sức khỏe hệ sinh thái rạn san hô Cù Lao Chàm hỗ trợ cho phát triển Hội An bền vững.
Trước đó, vào trung tuần của tháng 10 năm 2015, các sinh viên và học viên cao học khoa môi trường, hành chính công của Đại học Portland, Hoa Kỳ và sinh viên Na Uy học tập về phát triển bền vững đã phối hợp với BQL Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm tham quan học tập và nghiên cứu về bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường tại vùng cửa sông Thu Bồn – Hội An và quần đảo Cù Lao Chàm gắn kết với ứng phó biến đổi khí hậu. Các ý tưởng nghiên cứu tập trung chủ yếu vào quản lý tổng hợp vùng bờ kết nối với lưu vực sông nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình ra quyết định sử dụng tài nguyên và môi trường một cách hài hòa giữa lợi ích của con người và thiên nhiên.
Hình 21: Nhóm sinh viên Na Uy và Portland, Hoa Kỳ đi thực địa tại Cù Lao Chàm
Hình 22: GS. Marcus, Đại học Portland, học viên cao học và Đoàn Đại biểu Ủy ban Chấp hành Tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ đến thăm và làm việc với thành phố Hội An thảo luận về phát triển bền vững.
Hình 23: Đoàn khảo sát vùng cửa sông Thu Bồn, Cổ Cò thành phố Hội An
Hình 24: Đoàn khảo sát bãi biển Hội An đang bị xói lở
Hình 25: Các thành viên được nhận giấy chứng nhận tham gia khóa tập huấn chuyên môn quản lý tổng hợp vùng bờ do BQL Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm cấp.
Khóa tập huấn chuyên môn về quản lý tổng hợp vùng bờ vào tháng 10 năm 2015 là khóa học đầu tiên thí điểm cho một chương trình quản lý tổng hợp được thai nghén, xây dựng và triển khai từ Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Các khóa tập huấn tiếp theo sẽ được tổ chức vào năm sau và những năm đến nhằm đảm bảo quá trình quản lý tổng hợp được tiếp nhận, triển khai một cách hiệu quả góp phần hỗ trợ phát triển bền vững thành phố Hội An và tỉnh Quảng Nam.
Chu Mạnh Trinh – Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm