Gần đây, trên mạng xã hội và tại các chợ thuộc địa bàn thành phố Hội An, người dân đang công khai chia sẻ thông tin về việc rao bán cá mập đầu búa, cá nhám. Đây là các loài thuộc lớp cá sụn (Chondrichthyes), điển hình như: Cá đuối ó mặt quỷ, cá mập đầu bạc, cá mập đầu búa lớn, cá mập đầu búa trơn, cá mập đầu búa vây trắng, cá mập trắng lớn,… thuộc nhóm bị de dọa mức độ EN (IUCN 3.1) và nằm trong Danh mục loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính Phủ.
Theo các nghiên cứu phổ biến trên thế giới, tính đến năm 2008, cá mập đầu búa hay cá nhám búa được xem là loài đang “bị đe dọa toàn cầu”. Nghiên cứu cho thấy tại một phần của Đại Tây Dương, số lượng cá nhám búa đã giảm trên 95% trong 30 năm qua. Trong số các lý do sụt giảm này có đánh bắt quá mức và sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ vi cá, lấy thịt.
Gần đây, trên mạng xã hội và tại các chợ thuộc địa bàn thành phố Hội An, người dân đang công khai chia sẻ thông tin về việc rao bán cá mập đầu búa, cá nhám. Đây là các loài thuộc lớp cá sụn (Chondrichthyes), điển hình như: Cá đuối ó mặt quỷ, cá mập đầu bạc, cá mập đầu búa lớn, cá mập đầu búa trơn, cá mập đầu búa vây trắng, cá mập trắng lớn,… thuộc nhóm bị de dọa mức độ EN (IUCN 3.1) và nằm trong Danh mục loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính Phủ.
Theo các nghiên cứu phổ biến trên thế giới, tính đến năm 2008, cá mập đầu búa hay cá nhám búa được xem là loài đang “bị đe dọa toàn cầu”. Nghiên cứu cho thấy tại một phần của Đại Tây Dương, số lượng cá nhám búa đã giảm trên 95% trong 30 năm qua. Trong số các lý do sụt giảm này có đánh bắt quá mức và sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ vi cá, lấy thịt.
Hình 1,2: Cá mập đầu búa, cá nhám được rao bán trái phép trên mạng xã hội
Theo quy định về quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, cá mập đầu búa, cá nhám chỉ được khai thác cho mục đích nghiên cứu khoa học, bảo tồn; mọi hành vi khai thác, tàng trữ và mua bán trái pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 30 triệu đồng, trong một số trường hợp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt lên đến 15 năm tù (theo Điều 234, Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Việc quảng cáo, rao bán các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như cá mập đầu búa trên các phương tiện điện tử có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng theo quy định tại Điều 50 Nghị định 158/2013/NĐ-CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 28/2017/NĐ-CP).
Để góp phần ngăn chặn hiệu quả tình trạng khai thác, quảng cáo và mua bán trái phép các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đang được ưu tiên bảo vệ, cần có sự chung tay vào cuộc của các cơ quan chức năng để tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm, đồng thời nâng cao nhận thức cho ngư dân trong việc khai thác, cho các hộ kinh doanh trong việc mua bán và cho người tiêu dùng trong việc sử dụng để tránh các vi phạm đáng tiếc do thiếu hiểu biết pháp luật.
Tạ Thảo – BQL KBTB Cù Lao Chàm
Thông tin bổ sung
I. Quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm quy định.
Tại điều 8 nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính Phủ quy định:
1. Loài thuộc Nhóm II được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế hoặc đáp ứng điều kiện quy định tại Phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu hoặc vật chứng vụ án bị tịch thu theo quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự được xử lý như sau:
a) Trường hợp cá thể còn sống khỏe mạnh phải thả về môi trường tự nhiên; cá thể bị thương phải được bàn giao cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản để nuôi dưỡng, cứu, chữa trước khi thả về môi trường tự nhiên;
b) Trường hợp tang vật là bộ phận hoặc cá thể đã chết phải được bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản, trưng bày, nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Trường hợp tang vật được xác nhận bị bệnh, có khả năng gây dịch bệnh nguy hiểm phải tiêu hủy ngay. Việc tiêu hủy được tiến hành theo quy định hiện hành của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
II. Quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.
Căn cứ Điều 8 Nghị định 42/2019/NĐ-CP,đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận hoặc phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
2. Khai thác trái phép loài thủy sản không đảm bảo điều kiện theo quy định thuộc Nhóm II của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg trở lên.
3. Phạt tiền 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thả đủ số lượng cá thể loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sản xuất được vào vùng nước tự nhiên trong thời gian quy định khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sản để nghiên cứu tạo nguồn giống và sản xuất giống thủy sản.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2, điểm d và điểm đ khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc chuyển giao thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
c) Buộc thả bổ sung thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.