Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm – Hội An được UNESCO chính thức công nhận vào ngày 26/5/2009, và cũng bắt đầu chính thời gian này Cù Lao Chàm đã mở ra một trang mới, nhất là về các hoạt động du lịch. Trên cơ sở hỗ trợ từ hai Di sản văn hóa thế giới là Đô Thị Cổ Hội An và Thánh Địa Mỹ Sơn, cùng với nền tảng là Khu bảo tồn biển, Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm – Hội An (KDTSQ) đã bộc lộ một tiềm năng to lớn về phát triển du lịch sinh thái trong những năm qua. Số lượng khách du lịch đến thăm KDTSQ tăng dần và đến hơn 1,5 triệu người/năm cho toàn thành phố Hội An. Trong đó tại vùng lõi Cù Lao Chàm, tám tháng đầu năm 2013 đã đạt 150 ngàn người, so với năm 2009 là 40 ngàn du khách của những ngày đầu khi mới nhận danh hiệu KDTSQ. Tuy nhiên, so với 7 tiêu chí được công nhận, KDTSQ Cù Lao Chàm – Hội An đã và đang thể hiện nhiều tồn tại cần phải được khắc phục. Bài trình bày “Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm – Hội An, Định hướng phát triển bền vững” giới thiệu tổng quan, phạm vi, sự đáp ứng về các tiêu chí lựa chọn, đồng thời phân tích các nỗ lực mà KDTSQ cần phải thực hiện trong thời gian đến để duy trì và giữ được danh hiệu này một cách bền vững. Bài trình bày đề cập đến các chiến lược xây dựng và phát triển KDTSQ một cách chi tiết, cũng như việc xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các bên liên quan phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm khai thác mạnh mẽ sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý, sự hỗ trợ trong nước và quốc tế. Đặc biệt tác giả bài trình bày đề nghị thành lập Hội đồng Tư vấn KDTSQ, tổ chức thực hiện và cơ chế tài chính bền vững cho hoạt động bảo tồn và phát triển tại địa phương.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIỚI THIỆU KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI CÙ LAO CHÀM – HỘI AN
Hình 1: Sông Thu Bồn, Quảng Nam, cuối dòng sông là Đô thị Cổ Hội An, vùng cửa sông và quần đảo Cù Lao Chàm; (Photo: Bùi Kiến Quốc)
Hình 2: Vùng cửa sông Thu Bồn – Cảnh quan của Khu Sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An; (Photo: Bùi Kiến Quốc)
Hình 3: Đô thị Cổ Hội An bên dòng sông Thu Bồn; (Photo: Oleg)
Hình 4: Phố Cổ Hội An (Photo: Lê Thị Kim Thoa)
Hình 5: Đồng Cói ven sông Thu Bồn; (Photo: Bùi Kiến Quốc)
Hình 6: Buông Chài trên sông Thu Bồn; (Photo: Chu Mạnh Trinh)
Hình 7: Đi cấy lúa tại cánh đồng Cẩm Thanh, Hội An; (Photo: Trịnh Thị Thảo)
Hình 8: Cầu Tre trên sông Trường Giang nối liền với sông Thu Bồn; (Photo: Oleg)
Hình 9: Bơi Thúng Chai trong rừng Dừa Nước Cẩm Thanh, Hội An; (Photo: Trịnh Thị Thảo)
Hình 10: Khai thác lá Dừa Nước tại Cẩm Thanh, Hội An; (Photo: Trịnh Thị Thảo)
Hình 11: Rừng và biển của quần đảo Cù Lao Chàm, Hội An; (Photo: Lucus)
Hình 12: Bãi Ông, Cù Lao Chàm; (Photo: Lucus)
Hình 13: San Hô tạo rạn (Acroporidae , Acropora hyacinthus ) tại quần đảo Cù Lao Chàm, Hội An; (Photo: Hans)
Hình 14: Cỏ Biển (Halophila ovalis) tại quần đảo Cù Lao Chàm; (Photo: Nguyễn Văn Long)
Hình 15: Rong Biển (Sargassum) tại quần đảo Cù Lao Chàm; (Photo: Võ Sĩ Tuấn)
Hình 16: Xóm Mới, Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Hội An; (Photo: Lucus)
Hình 17: Mực Ống Cù Lao Chàm, Hội An; (Photo: Lê Thị Kim Thoa)
Hình 18: Cá Dũa Cù Lao Chàm, Hội An; (Photo: Chu Mạnh Trinh)
Hình 19: Cua Đá dán nhãn sinh thái được bán cho khách du lịch tại Cù Lao Chàm; Hội An; (Photo: Chu Mạnh Trinh)
Hình 20: Cua Đá Cù Lao Chàm (Gecarcoidea lalandii) được kiểm tra kích thước đúng tiêu chuẩn và được dán nhãn sinh thái trước khi bán cho khách du lịch tại Cù Lao Chàm, Hội An (Photo: Chu Mạnh Trinh)
Hình 21: Cua Đá Cù Lao Chàm (Gecarcoidea lalandii), tài nguyên đặc trưng và quý của Khu Sinh Quyển Cù Lao Chàm – Hội An được dán nhãn sinh thái; (Photo: Chu Mạnh Trinh)
Hình 22: Cù Lao Chàm, Hội An nói không với túi ni lông; (Photo: Chu Mạnh Trinh)
Hình 23: Người dân Cù Lao Chàm, Hội An xách giỏ đi chợ, không dùng túi ni lông để bảo vệ môi trường; (Photo: Chu Mạnh Trinh).
Hình 24: Người dân phường Cẩm Châu, Hội An tham gia phân loại rác tại nguồn để bảo vệ môi trường; (Photo: Chu Mạnh Trinh)
Hình 25: Người dân thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, Hội An làm phân compost từ rác thải dễ phân hủy để bón cho cây trong vườn; (Photo: Chu Mạnh Trinh)
Hình 26: Sinh viên Đại học Nông Lâm Huế học tập, nghiên cứu tại rừng Dừa Nước xã Cẩm Thanh, Hội An; (Photo: Lê Ngọc Thảo)
Hình 27: Sinh viên Khoa Địa Lý, Đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh học tập, nghiên cứu tại Cù Lao Chàm (Photo: Lê Thị Kim Thoa)
Hình 28: Sinh viên Khoa Địa Lý, Đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh đang lắng nghe anh Trần Ngào, người dân làm nghề khai thác cua Đá tại Cù Lao Chàm, kể chuyện về bảo tồn cua Đá; (Photo: Lê Thị Kim Hoa)
Hình 29: Sinh viên Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội tham quan học tập tại Cù Lao Chàm, Hội An; (Photo: Chu Mạnh Trinh).
Hình 30: Tàu cập bến Bãi Ông Cù Lao Chàm, Hội An; (Photo: Lê Thị Kim Thoa)
Chu Mạnh Trinh – Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm