Tóm tắt: Rác thải hàng ngày vẫn được sản sinh, ngày một gia tăng, vì số người phát thải, vì thành phần, vì nhu cầu sử dụng hàng hóa, thực thẩm, bao bì! Vì vậy, bao giờ chúng ta mới có thể có được một sự đồng hành về quản lý rác thải tại cộng đồng. Làm thế nào mỗi sáng ra hoặc mỗi chiều về, người điều hành có thể có được một bức tranh tổng hợp, hôm nay, cộng đồng, hay thành phố này có bao bao nhiêu lượng rác thải được hình thành, thành phần nó là gì, rác thải đến từ đâu và đang đi đâu trên con đường đi của chúng? Lựa chọn cách tiếp cận để giải quyết vấn đề trên là một nhu cầu cấp thiết nhằm hài hòa với bức xúc hiện tại về sự tồn đọng của rác thải và về định hướng tương lai cho một cộng đồng, làng quê, đô thị, thành phố không rác thải đặc biệt là rác thải nhựa đại dương. Bài viết trình bày các kết quả đúc kết được từ nghiên cứu thực tiễn quản lý rác thải tại Hội An, Sa Huỳnh và Hạ Long về quản lý tổng hợp rác thải sinh hoạt, các chọn lựa tiếp cận, thảo luận các hoạt động tham gia và đồng thời các kiến nghị áp dụng tại các địa phương.
Từ khóa: Quản lý tổng hợp rác thải; Con đường đi / vòng đời của rác thải; Sự tham gia của cộng đồng; Phân loại rác tại nguồn;
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rác thải nói chung và rác thải nhựa đại dương đang được dự báo là thảm họa ô nhiễm của con người, rác thải nhựa khắp mọi nơi từ ngoài đường đến bãi rác, từ đồng ruộng đến dòng sông và ra bãi biển đến đại dương, ngay cả trên núi cao nơi có con người đặt chân đến là có thể tìm thấy rác thải và trong đó rác thải nhựa là phần lớn. Rác thải nhựa trước đây dường như ít quan tâm vì khối lượng của nó, tuy nhiên gần đây rác thải nhựa bỗng dưng bùng phát, nhưng không phải, đó là một sự tích lũy và đã và đang đến thời kỳ bùng nỗ như một phát tán của nạn dịch lan truyền rất nhanh. Đặc biệt đối với những nơi đông người, thành phố lớn, đô thị, hoặc với những vùng du lịch đại trà. Rác thải nhựa tràn lan theo sự tiện lợi của hoạt động sống của con người, nhanh, gọn, nhẹ theo mọi hình dáng, kiểu mẫu, không chỉ là những chiếc túi nylon tiện dụng, mà còn là những bao bì chi li, đến những chiếc ao mưa tiện ích, và nhiều nhiều nữa không kể hết, từ gói ghém thực phẩm đến áo quần, và hàng điện tử cao cấp…Rác thải nhựa đại dượng được biết đến lúc đầu là một sự tổn thương đến cảnh quan, rồi sau đó là đe dọa bao nhiêu đời sống của sinh vật biển, và gần đây là sức khỏe của con người với những bằng chứng tìm thấy từ phòng thí nghiệm về vi nhựa. Rác thải nhựa ngày nay con người đã lên tiếng! Nhiều hội thảo, hội nghị từ khoa học đến cộng đồng, từ phong trào đến cam kết quốc gia và quốc tế, rác thải nhựa phải được sự quan tâm của mọi người trên phạm vi toàn cầu đến hộ gia đình, đồng lòng và quyết tâm, kiên trì từng bước một giảm thiểu, thay thế, chuyển hóa, kiểm soát và “loại bỏ” chúng ra khỏi đời sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Chính vì vậy rác thải nhựa phải được quản lý một cách tổng hợp với sự tham gia của mọi người, mọi ngành, trên nhiều lĩnh vực, phạm vi và liên kết. Câu chuyện hướng đến không rác thải nhựa đại dương với trường hợp nghiên cứu quản lý rác thải sinh hoạt hộ gia đình tại Hội An được mô tả và đúc kết sẽ phần nào giới thiệu với người đọc cách tiếp cận, tổ chức hoạt động, mô hình thực hiện và bài học kinh nghiệm triển khai nhân rộng. Câu chuyện còn là một ví dụ điển hình từ thực tiễn kêu gọi sự tham gia từ cộng đồng, cũng như những thăng trầm trong qua trình chuyển biến nhận thức, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích trong sự nghiệp bảo vệ môi trường giảm thiểu ô nhiểm từ rác thải, nói không với túi nylon, và hướng tới không rác thải nhựa tại một địa phương, mà từ lâu và hiện tại đã và đang phát triển chủ yếu dựa vào bảo tồn và cộng đồng.
Hội An đã và đang có một quá trình tiếp cận với quản lý rác thải một cách hệ thống rất quý giá được ghi lại từ những năm 2000 đến nay. Năm 2002 Hội An bắt đầu phân loại rác tại nguồn với chi tiết bao gồm rác dễ phân hủy sinh học, rác khó phân hủy sinh học và rác tái chế. Sáng kiến này được bắt đầu từ phường Minh An, những ngày đầu thực hiện sáng kiến, người dân và công ty công trình công cộng đã rất nhiệt tình tham gia, tuy nhiên sau đó, rác phân loại được phát hiện không tiếp tục tách riêng khi đến bãi rác mà cùng đổ chung lại với nhau, và từ đó người dân không chịu phân loại nữa. Đến năm 2006, Hội An, triển khai phân loại rác tại nguồn lần thứ 2 tại 4 phường nội thị (Minh An, Tân An, Sơn Phong, Cẩm Phô). Rác thải hộ gia đình vẫn được kêu gọi phân loại tại nguồn với 3 thành phần chính bao gồm rác thải tái chế, rác phân hủy sinh học.và rác không phân hủy sinh học. Các lớp tập huấn phân loại rác tại nguồn được tổ chức đồng thời các kết nối hỗ trợ được tập hợp từ các dự án nhỏ của Chương trình tài trợ các dự án nhỏ Quỹ môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển LHQ (GEF/UNDP SGP) với mục tiêu lâu dài là nâng cao năng lực quản lý môi trường đô thị cổ Hội An theo các hướng giảm thiểu áp lực từ nước thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt, thông qua các nhóm hoạt động vận động xây dựng mô hình xử lý nước thải tại các nhà hàng khách sạn tại 2 phường Minh An, Cẩm Phô, mô hình tổ chức thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại xã Cẩm Thanh và xây dựng quy chế quản lý môi trường tại đô thị cổ Hội An (Chu Mạnh Trinh, 2014).
Song song với dự án GEF/UNDP SGP (2006-2009) là đóng góp từ dự án xây dựng khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm về tổ chức phân loại, thu gom, xử lý rác thải hộ gia đình tại xã đảo Tân Hiệp. Tiếp nối các kết quả này, một nỗ lực mới đến với Hội An là dự án môi trường về xây dựng nhà máy phân compost, và nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố (2006-2016). Đồng thời mô hình 3 R từ thành phố Naha (Okinawa) Nhật Bản (2008-2018) và dự án thứ 2 của GEF/UNDP SGP (2010-2013) hỗ trợ xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải cũng được giới thiệu và triển khai, liên tục gắn kết Hội An vào hành động bảo vệ môi trường. Năm 2017 tiếp cận với Zero Waste (Không Rác Thải), các phong trào cộng đồng về bảo vệ môi trường như tổ chức thu gom rác thải trên các dòng sông tại Hội An, thu gom pin, mô hình làng quất không thuốc trừ sâu, phong trào thu gom rác thải bãi biển An Bàng, hoặc dự án thành phố sinh thái (Eco City) của nhóm tình nguyện viên quốc tế được ghi nhận. Đồng thời 4 giai đoạn phát triển của quản lý rác thải tại Hội An được phân tích bao gồm: (1) Rác thải hộ gia đình phần lớn là rác dễ phân hủy (hữu cơ) được chôn, đốt trong vườn / đổ tại các bãi rác tự phát / dần phân hủy – Tiếp cận phân compost (chăn nuôi nông thôn); (2) Thành phần rác thải sinh hoạt thay đổi dần, rác thải nylon xuất hiện, lượng rác thải tăng / rác được đổ tại các bãi rác tự phát / đốt / bãi rác tự phát quá tải / bãi rác hợp vệ sinh xuất hiện – Tiếp cận thu mua ve chai – rác tái chế / Cty Môi trường Đô thị – Tổ tự quản – Quản lý Nhà nước về rác thải; (3) Lượng rác thải bùng nổ / rác thải nylon chiếm ưu thế về thể tích / bãi rác hợp vệ sinh quá tải / nhà máy rác (đính kèm làm phân compost) và lò đốt rác quy mô nhỏ / – Tiếp cận phân loại rác tại nguồn / Cty Môi trường Đô thị – Tổ tự quản – Nhà nước và nhân dân cùng làm; (4) Quá tải về rác thải ở thành phố / đô thị / bãi rác hợp vệ sinh phải đóng cửa / nhà máy rác phân compost và lò đốt rác quy mô nhỏ hoạt động quá tải, phân compost kém chất lượng / nguy cơ ô nhiễm rác thải / ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, ven bờ – Tiếp cận zero waste / Cty Môi trường Đô thị – Tổ tự quản – Quản lý tổng hợp rác thải (Chu Mạnh Trinh, 2016).
Hình 1: Quá trình diễn biến quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An, Quảng Nam.
Gần đây năm 2018, dự án về đóng cửa bãi rác Hội An và xử lý khí bãi rác cũng như nâng cao năng lực phân loại rác tại nguồn và làm phân compost hộ gia đình (xã Cẩm Nam), và xúc tiến xây dựng kế hoạch quản lý rác thải thành phố Hội An / Dự án Canada (Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Thị Thu Huyền, 2019) chuẩn bị khởi động; kèm theo đó là dự án Zero Waste từ Gaia đến Hội An về tiếp cận nâng cao năng lực của cộng đồng về giảm thiểu rác thải và đặc biệt là rác thải nhựa nguy cơ đến ô nhiễm đại dương; và một dự án nhỏ nữa từ Environmental Pacific là hỗ trợ tiếp cận cộng đồng Cù Lao Chàm đến với Zero Waste với các hoạt động MRF (mô hình tuần hoàn vật chất) bao gồm các công đoạn phân loại rác thải tái chế, làm phân compost, thu gom phân loại rác thải tại nguồn trên quy mô cộng đồng dân cư, trường học, làng quê với mong muốn áp dụng tại trường học và tại Bãi Hương. Cù Lao Chàm, và tương tự tại Cẩm Thanh cũng sẽ phối hợp với địa phương xây dựng một MRF thí điểm cùng kết hợp với tập huấn nâng cao năng lực như kiểm toán chất thải. Như vậy, với cách tiếp cận thực tế, phỏng vấn cộng đồng, chính quyền xã, hội phụ nữ về câu chuyện quản lý rác thải tại địa phương, và các cơ quan liên quan, câu chuyện về quản lý rác thải sinh hoạt tại Hội An được trình bày, nhằm mục đích giới thiệu đến người đọc cơ sở khoa học và thực tiễn cũng như các áp dụng kết nối và đặc biệt các hướng đến tương lai nhằm góp phần giảm thiểu và không rác thải nhựa đại dương được đề cập.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu tổng thể thực trạng quản lý rác thải địa phương theo các tiếp cận: (1) Tiếp cận phát triển cộng đồng dựa vào nguồn lực địa phương ABCD (asset based community development); phân tích hiện trạng quản lý di sản theo khung dẫn lực, áp lực, hiện trạng, tác động, đáp ứng DPSIR (drivers, pressures, state, impact, responses); nguyên tắc cụ thể, lượng hóa, khả thi, hợp lý, thời gian SMART (specific, measurable, attainable, reasonable, time), phân tích mặt mạnh, yếu, cơ hội và thách thức SWOT (strengths, weaknesses, opporntunities, threats) được sử dụng; (2) Kế thừa nguồn tài liệu thứ cấp, và làm việc nhóm; (3) Thực địa theo tour với phỏng vấn, quan sát, ghi chép, thảo luận, trình bày theo học cụ giấy A0, bút màu, ghi âm, ghi hình; (4) Tham quan học tập các khu bảo tồn, bảo vệ, phát triển cộng đồng và du lịch quốc gia và quốc tế; và (5) Hội thảo.
2.2. Nghiên cứu định hướng áp dụng tại 3 địa phương bao gồm: + Nghiên cứu tổng hợp kết quả hoạt động mô hình quản lý rác thải Hội An / hiện trạng quản lý rác thải Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; + Hướng quản lý rác thải theo vòng đời (con đường đi của rác); + Hướng quản lý rác thải theo Zero Waste / 3 R (reduce, reuse, recycle); 5 R (reduce, reuse, recycle, refuse, rot) – giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, từ chối, làm phân compost; + Hướng quản lý rác thải theo Break Free From Plastic – không rác thải nhựa đại dương; + Hướng quản lý tổng hợp rác thải / đồng quản lý / sự tham gia của cộng đồng; + Hội thảo / trình diễn kịch bản
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Quản lý rác thải theo vòng đời – Phân tích con đường đi của rác thải sinh hoạt tại Hội An / phân loại rác tại nguồn Hội An / và thiết kế mô hình đồng quản lý(ĐQL) rác thải theo phương thức phân loại rác tạ nguồn (PLRTN).
Mô hình ĐQL rác thải sinh hoạt theo phương thức PLRTN được thiết kế trên cơ sở khoa học về ĐQL, con đường đi của rác thải và định hướng chiến lược quản lý rác thải tại thành phố Hội An. Một giả định khoa học đặt ra là định hướng đó chỉ rõ rác thải được phân loại và ví dụ đơn giản tại địa phương khi khởi đầu là rác thải được phân thành 3 nhóm riêng biệt bao gồm rác thải dễ phân hủy, rác thải khó phân hủy và rác thải tái chế hay còn gọi là rác thải ve chai ngay sau khi nó được hình thành. Hành động PLR thải sinh hoạt một cách song hành tại thời điểm rác thải được hình thành gọi là phân loại rác tại nguồn. Sau đó 3 loại rác thải sinh hoạt được thu gom và chuyển đến các điểm cuối cùng theo đúng quy định. Rác thải tái chế sẽ được chuyển đến các cơ sở thu mua phế liệu. Rác thải dễ phân hủy sẽ được chuyển đến nhà máy làm phân compost, hoặc các nơi làm compost hộ gia đình.Rác thải khó phân hủy sẽ được chuyển đến bãi rác Cẩm Hà. Như vậy, theo lý luận thì mô hình ĐQL rác thải theo phương thức PLRTN phải là công cụ giúp Nhà nước tổ chức và điều phối được các hoạt động liên kết giữa các lực lượng bao gồm người dân, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học trong việc quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An.
Hình 2: Hướng dẫn xây dựng và phân tích con đường đi của rác
Sự liên kết của 4 lực lượng này sẽ là nền tảng tạo nguồn lực cơ bản và lâu bền hỗ trợ mạnh mẽ cho quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố đạt được kết quả.Sự liên kết này cần được hỗ trợ để hình thành, phát triển và sau đó chính sự vững mạnh của nó sẽ thúc đẩy sự bền vững sau này và giảm nhẹ gánh nặng mà Nhà nước phải lo toan như hiện tại. Mô hình được thực hiện mang nội dung và hình thức phát triển cộng đồng vì vậy để thuận lợi triển khai các hoạt động của mô hình ĐQL rác thải theo phương thức PLRTN cần phải xúc tiến công tác truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng tiếp cận và tham gia các hoạt động của mô hình. Sự tham gia rộng rãi và tích cực của người dân, doanh nghiệp, nhà khoa học vào mô hình bao giờ cũng tỷ lệ thuận với hiệu quả triển khai hoạt động. Đồng thời mô hình sẽ tạo điều kiện kế thừa một cách có hệ thống và phối kết hợp với các chương trình, dự án có liên quan tại địa phương một cách phù hợp.
Bảng 1: Danh sách thành viên tổ ĐQL PLRTN tại thôn Trà Quế, Cẩm Hà (Chu Mạnh Trinh, 2014)
3.2. Từ không túi nylon Cù Lao Chàm hướng đến không rác thải nhựa đại dương
Hướng đến không rác thải nhựa đại dương đang là một ước vọng và quyết tâm lớn của con người nói chung và đối với từng quốc gia từng khu vực và từng cộng đồng nói riêng, đặc biệt đối với những đất nước giàu có tài nguyên biển và trực tiếp giao thương với biển và đại dương. Tuy nhiên, để thực hiện được mong muốn ấy, rác thải nhựa đại dương phải được quản lý tổng hợp ở bất cứ nơi nào trên quả đất này, bởi mọi vùng đất, mọi nẻo đường đều đổ xuống dòng sông và mọi con sông đều chảy về biển. Để quản lý được tổng hợp rác thải nói chung và rác thải hộ gia đình nói riêng phải được nhìn nhận theo một khung logic nghiên cứu con đường đi của rác thải từ lúc rác thải được phát sinh cho đến điểm cuối cùng, trong đó trách nhiệm và lợi ích của mọi người, mọi bên liên quan đều phải được phân định rõ ràng theo từng công đoạn một của con đường đi ấy. Các hướng tiếp cận 5 R (refuse, reduce, reuse, recycle, rot – từ chối, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, làm phân compost) với mong muốn là từ chối những hàng hóa, bao bì có khả năng sinh ra rác thải hoặc rác thải nhựa với khả năng cao nhất, giảm thiểu bao bì sử dụng nhất là những bao bì nhựa, sử dụng trở lại các vật dụng, bao bì đặc biệt là bao bì nylon với tiết kiệm lớn nhất, tái chế lại các vật dụng, rác thải thành các vật dụng khác có khả năng sử dụng trở lại, làm phân compost nhất là compost hộ gia đình.
Hình 3: Cù Lao Chàm nói không với túi nylon
3.3. Cộng đồng tham gia
Để kêu gọi mọi người trong cộng đồng tham gia theo định hướng trên, một số các hoạt động cần thiết được đề cập bao gồm tổ chức kiểm toán rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, chợ, nơi công cộng, cơ quan trường học…; phát động phong trào và tiến đến quy định phân loại rác tại nguồn theo bước cơ bản nhất là rác dễ phân hủy, rác khó phân hủy và rác tái chế tại nơi rác được hình thành; kêu gọi mọi hộ gia đình làm phân compost rác dễ phân hủy theo khả năng có thể nhất là những hộ gia đình có vườn, hoặc ở nông thôn; thu gom rác theo nhóm đã được phân loại và kiên quyết thực thi nguyên tắc này không phân loại không thu gom; hạn chế tối đa đốt rác nếu không có trang thiết bị đảm bảo nhiệt độ đốt tối thiểu 1.2000C, và xử lý khí thải lò đốt; vận động các phong trào quần chúng, tổ chức cộng đồng tham gia quản lý rác thải, thực hiện các giải pháp giảm thiểu nói không với rác thải nhựa, sử dụng các vật dụng thay thế túi nylon, ống hút nhựa, hộp nhựa đựng thức ăn, ly nhựa dùng một lần, hoặc các bao bì nhựa khác…(UBND Tp. Hội An, 2019/QĐ-UBND).
3.4. Liên minh không rác thải
Zero Waste đã và đang trở thành lý tưởng phấn đấu của con người. Nhiều tình nguyện viên đã và cam kết bản thân, nhằm hướng đến một xã hội khỏe mạnh hơn không rác thải. Zero Waste đã là phẩm chất của con người với tương lai không những cho cộng đồng mà cả với thế giới tự nhiên. Nhiều giải pháp kiến nghị cho cộng đồng được tốt đẹp hơn với Zero Waste, tuy nhiên các cá nhân đã và đang chọn cho bản thân mình tấm gương phấn đấu và nỗ lực hoạt động để động viên người khác làm theo, noi theo. Tuy nhiên làm thế nào để Zero Waste được dễ dàng chấp nhận từ cộng đồng, hay nói gần hơn là mọi người có thế tiếp nhận một cách nhẹ nhàng. Một trong ý kiến được đề nghị là Zero Waste cần được biết và hiểu đúng với ý nghĩa của nó. Zero Waste phải thực sự là Zero Waste có nghĩa là hướng đến không rác thải. Nếu như chi ly phân tích thì mọi hoạt động sống của con người đều gắn liền với quá trình hình thành chất thải vì đó là tất yếu của sự vận động, nhưng sự vận động đó cần được hiểu theo một hệ thống và mọi đầu ra của một thành phần nào đó phải được sử dụng gắn kết cho thành phần khác trong hệ thống đó. Cuộc sống của con người cũng vậy, mọi chất thải từ con người từ mỗi thành viên trong cộng đồng cần phải được hiểu như là một sự cần thiết không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sống của thành viên khác kể cả con người và môi trường sống tự nhiên và xã hội chung quanh. Và như vậy ứng xử với rác thải trong cộng đồng cần được tiếp cận không chỉ là rác thải là môi trường sinh thái mà còn là đạo đức là tình cảm và là lợi ích của mọi thành viên sinh sống chung quanh.
Thông thường để tiến đến một cộng đồng không rác thải một số các giải pháp tiếp cận nhằm kêu gọi mọi người tham gia bao gồm: (1) Composting / làm phân hữu cơ ở mức độ hộ gia đình, mức độ cộng đồng hoặc tổ chức lớn cấp độ nhà máy xí nghiệp nhằm chuyển lượng rác thải hữu cơ thành phân compost; (2) Phân loại rác tại nguồn với sự tham gia trách nhiệm từ các thành viên trong cộng đồng. Rác thải hộ gia đình phải được phân loại thành các nhóm thành phần theo hướng sử dụng một cách thiết thực. Hiện tại rác thải hộ gia đình được phân loại tại nguồn thành 3 nhóm chính bao gồm rác có thể tái chế được; rác được sử dụng làm phân compost; và phần còn lại rác khó phân hủy cần phải được đưa lên bãi rác. (3) Theo hướng từ chối hoặc tái sử dụng / tái chế (Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Thị Thu Huyền, 2019).
3.5. Quản lý rác thải theo hướng Zero Waste
Tiếp cận Zero Waste thực sự được hiểu theo góc độ sinh thái học là ứng xử của con người với thế giới tự nhiên một cách công bằng, tôn trọng lợi ích của tự nhiên và ngược lại con người được hưởng tối đa các dịch vụ sinh thái mà tự nhiên dành cho con người đó là một sự công bằng. Tuy nhiên sự công bằng đó không phải xuất phát từ bản thân một con người hay một cộng đồng đơn lẻ đối diện với thế giới tự nhiên mà giữa con người với con người giữa các cộng đồng với nhau trong sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nuôi sống chúng ta hàng ngày. Sự hình thành hoặc nhận ra một quá trình thay đổi cần được thể hiện ở một mục tiêu rõ ràng ví dụ Zero Waste phải thật sự hiểu đúng nghĩa là hướng đến một cộng đồng không rác thải tương lai. Quá trình này cần được xây dựng trên sự tham gia của toàn thể các thành phần, được điều phối, nâng cao năng lực, giáo dục, nghiên cứu, sinh kế, kiểm tra, giám sát,…Hướng đến một mục tiêu không rác thải bằng sự thay đổi hành vi theo nhận thức hay nói cách khác là chuyển biến từ nhận thức đến hành vi là một quá trình dài lâu, cộng đồng có thể tiếp nhận. Có nhiều cách biểu đạt sự thay đổi đó trong bản thân một con người được mô tả từ biết, hiểu, hợp tác, hành động,…Vì vậy, tổ chức các hoạt động để mỗi một cá nhân trong cộng đồng tham gia là rất quan trọng, có thể bao gồm giáo dục, truyền thông, nghiên cứu, ảnh hưởng của nhân vật quyền lực, tác động kinh kế, chính sách, hoặc xây dựng các điển hình…(Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Thị Thu Huyền, 2019).
3.6. Zero Waste Việt Nam
Zero Waste Việt Nam được hình thành từ một hội thảo (10/2017), các thành viên bao gồm các tổ chức NGO về bảo vệ môi trường, giáo dục cộng đồng, truyền thông như MCD, Green Hub, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR), Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm (MPA), Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng (DISED), Trung tâm Sạch và Xanh, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh (Green Viet),…Hiện tại Zero Waste Việt Nam Movement đã tạo được mạng liên kết các thành viên hoạt động xây dựng và phát triển phong trào hưởng ứng khái niệm zero waste tại Việt Nam và liên kết quốc tế. Thông qua trang face book Việt Nam Zero Waste và Website các thông tin về hoạt động zero waste tại các alliances được chuyển tải và gắn kết, đồng thời một số hoạt động kiểm toán rác thải tại Cát Bà, Hạ Long được tổ chức và qua đó các liên kết của alliances được xây dựng. Green Hub, MCD, MPA, BR, DISED, Trung tâm Sạch và Xanh…đã và đang liên tục có nhân viên của tổ chức mình tham gia học tập, nghiên cứu zero waste trong nước và quốc tế (Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Thị Thu Huyền, 2019).
3.7. Mô hình đồng quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An
Mô hình đồng quản lý rác thải sinh hoạt (ĐQL) theo phương thức phân loại rác tại nguồn (PLRTN) được thiết kế trên cơ sở khoa học về ĐQL, con đường đi của rác thải và định hướng chiến lược quản lý rác thải tại thành phố Hội An. Một giả định khoa học đặt ra là định hướng đó chỉ rõ rác thải được phân thành 3 nhóm riêng biệt bao gồm rác thải dễ phân hủy, rác thải khó phân hủy và rác thải tái chế hay còn gọi là rác thải ve chai ngay sau khi nó được hình thành. Hành động phân loại rác thải sinh hoạt một cách song hành tại thời điểm rác thải được hình thành gọi là phân loại rác tại nguồn. Sau đó 3 loại rác thải sinh hoạt được thu gom và chuyển đến các điểm cuối cùng theo đúng quy định. Rác thải tái chế sẽ được chuyển đến các cơ sở thu mua phế liệu. Rác thải dễ phân hủy sẽ được chuyển đến nhà máy làm phân compost, hoặc các nơi làm compost hộ gia đình.Rác thải khó phân hủy sẽ được chuyển đến bãi rác Cẩm Hà. Như vậy, theo lý luận thì mô hình ĐQL rác thải theo phương thức PLRTN phải là công cụ giúp Nhà nước tổ chức và điều phối được các hoạt động liên kết giữa các lực lượng bao gồm người dân, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học trong việc quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An.
Sự liên kết của 4 lực lượng này sẽ là nền tảng tạo nguồn lực cơ bản và lâu bền hỗ trợ mạnh mẽ cho quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố đạt được kết quả.Sự liên kết này cần được hỗ trợ để hình thành, phát triển và sau đó chính sự vững mạnh của nó sẽ thúc đẩy sự bền vững sau này và giảm nhẹ gánh nặng mà Nhà nước phải lo toan như hiện tại.
Mô hình được thực hiện mang nội dung và hình thức phát triển cộng đồng vì vậy để thuận lợi triển khai các hoạt động của mô hình ĐQL rác thải theo phương thức PLRTN cần phải xúc tiến công tác truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng tiếp cận và tham gia các hoạt động của mô hình. Sự tham gia rộng rãi và tích cực của người dân, doanh nghiệp, nhà khoa học vào mô hình bao giờ cũng tỷ lệ thuận với hiệu quả triển khai hoạt động. Đồng thời mô hình sẽ tạo điều kiện kế thừa một cách có hệ thống và phối kết hợp với các chương trình, dự án có liên quan tại địa phương một cách phù hợp(Jane Singer, Kinh Thi Kieu, Andrea Emma Pravitasari, 2019).
Hình 4: Mô hình đồng quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An.
Giải thích ý nghĩa của hình 4
Con đường đi của rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An
Con đường đi của rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An được bắt đầu từ bước phát sinh đến phân loại rác qua thu gom và điểm đến cuối cùng.
“Rác phát sinh”: Rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An được ra đời từ 4 nguồn phát sinh chính đó là (1) hộ gia đình, (2) nhà hàng, khách sạn, (3) chợ, trường học, cơ quan, (4) đường phố, nơi công cộng.
“Phân loại rác”: Rác thải được phân thành 3 nhóm riêng biệt là rác thải dễ phân hủy, rác thải khó phân hủy và rác thải tái chế hay còn gọi là rác thải ve chai ngay sau khi nó được hình thành. Hành động phân loại rác thải sinh hoạt một cách song hành tại thời điểm rác thải được hình thành gọi là phân loại rác tại nguồn. Tuy nhiên, hiện nay tại nhiều nơi, rác thải phát sinh chưa được phân loại. Điều này có nghĩa là 3 loại rác bao gồm rác thải tái chế, rác khó phân hủy, rác dễ phân hủy không được tách biệt thành từng nhóm riêng biệt mà đang bị trộn lẫn nhau.
“Thu gom” là biểu hiện của giai đoạn rác thải được thu gom từ khắp nơi trong thành phố và được đưa về các điểm đến cuối cùng. Thực hiện hoạt động thu gom rác thải hiện nay chủ yếu là 3 lực lượng chính, đó là Công ty Cổ phần Công trình Công cộng của thành phố Hội An (CTCT), các Tổ thu gom tự quản và Đội ngũ những người thu mua ve chai của địa phương.
“Điểm đến cuối cùng” là nơi hoặc là không gian mà rác được đưa về tập kết trong thành phố một thời gian dài hoặc được chế biến trước khi chuyển ra ngoài địa bàn thành phố Hội An. “Điểm đến cuối cùng” hiện nay trên con đường đi của rác thải sinh hoạt tại Hội An là bãi rác Cẩm Hà và các cơ sở thu mua phế liệu. Trong thời gian gần đây, ngoài bãi rác Cẩm Hà, các cơ sở thu mua phế liệu, thành phố Hội An còn đưa vào sử dụng Nhà máy làm phân compost và khái niệm làm phân compost hộ gia đình.
Ngoài ra, rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An vẫn còn một lượng đáng kể phát tán không kiểm soát được một cách tự do ngoài môi trường chung quanh như tại các bãi đất “hoang”, sông ngòi, bãi biển. Lượng rác thải sinh hoạt phát tán này thông thường được thu gom thông qua các phong trào dọn vệ sinh, làm sạch bãi biển, dòng sông chung của thành phố và các xã phường.
Quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An
Quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An được thể hiện rõ nét qua hai mối quan hệ chỉ đạo và hợp tác. Mối quan hệ chỉ đạo thực hiện các quy định về quản lý rác thải sinh hoạt trong thành phố Hội An được thể hiện theo con đường quản lý Nhà nước từ UBND Thành phố xuống UBND Xã/Phường, Thôn/Khối và Tổ Nhân dân thông qua sự tham mưu trực tiếp của Phòng Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời mối quan hệ chỉ đạo còn được thể hiện trực tiếp từ UBND Thành phố xuống Công ty CP CTCC, đến Tổ/Đội thu gom, xử lý tại Bãi rác Cẩm Hà và Nhà máy sản xuất phân compost. Mối quan hệ hợp tác được thể hiện tư vấn kỹ thuật, giáo dục, truyền thông về quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An giữa các bên liên quan, Hội Đoàn thể, tổ chức quốc tế đến cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, năng lực thực hiện hiệu quả các hoạt động quản lý rác thải tại địa phương.
Vai trò của các nhóm chức năng
Vai trò của 4 nhà trong quá trình thực hiện mô hình đồng quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An:
a/ Nhà quản lý
Trong mô hình đồng quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An, nhà quản lý được đại diện bao gồm UBND Thành phố Hội An mà đại diện trực tiếp là Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND Xã/Phường, Thôn/Khối và Tổ Nhân dân.
b/ Nhà doanh nghiệp
Nhà doanh nghiệp trong mô hình này được định nghĩa là những cá nhân, tổ chức, tập thể thực hiện hoạt động thu gom, chế biến rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An với nguồn lực đầu tư tài chính, công nghệ, lao động từ Nhà nước, tập thể, cộng đồng hoặc tư nhân trên hình thức lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Như vậy, trong mô hình đồng quản lý rác thải tại Hội An các thành phần như: Công ty CP CTCC, Cơ sở thu mua phế liệu, hoặc người thu mua ve chai theo mức độ đầu tư mở rộng cũng có thể trở thành những doanh nghiệp thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương.
c/ Nhà khoa học, bảo vệ môi trường, bảo tồn, xã hội, cộng đồng
Bao gồm những tổ chức cá nhân hoạt động cống hiến cho sự nghiệp quản lý rác thải sinh hoạt tốt hơn tại thành phố Hội An. Những đóng góp từ nhà khoa học, bảo vệ môi trường, bảo tồn, xã hội, cộng đồng bao gồm các nghiên cứu, truyền thông, tuyên tuyền, phản biện khoa học, tư vấn công nghệ, kỹ thuật, giáo dục, đào tạo nhằm hỗ trợ cho quản lý tốt hơn rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường tại thành phố. Trong mô hình đồng quản lý rác thải sinh hoạt thành phố Hội An, nhà khoa học, bảo vệ môi trường, bảo tồn, xã hội, cộng đồng được bao gồm các thành phần như: BQL Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, BQL Khu Dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An, Trường Đại học, Viện Nghiên cứu, Tổ chức Phi Chính phủ (NGOs), Tổ Chức Quốc tế, Trường học, Hội Đoàn thể.
d/ Người dân Trong mô hình đồng quản lý rác thải sinh hoạt thành phố Hội An người dân được bao gồm toàn bộ những cá nhân, gia đình, tổ chức trong cộng đồng, xã hội.Như vậy mọi người trong xã hội dù làm nghề gì, dù ở địa vị nào đều có liên quan đến rác thải sinh hoạt và thuộc vào nhóm người dân. Vì vậy, đối với mô hình đồng quản lý rác thải sinh hoạt thì người dân địa phương, khách du lịch, hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, cơ quan trường học, chợ đều bị chi phối bởi theo các quy định mà người dân cần thực hiện trách nhiệm đó là phải phân loại rác theo đúng quy định và bỏ rác đúng quy định được thảo luận và thống nhất từ cộng đồng.
Lợi ích và trách nhiệm của các nhóm chức năng
Rác thải sinh hoạt và hướng đến không rác thải nhựa đại dương đòi hỏi một sự quản lý tổng hợp, mọi người, mọi thành phần trong xã hội đòi hỏi phải tham gia và cùng chia sẻ trách nhiệm và lợi ích trong việc gìn giữ một môi trường trong lành và không rác thải nhựa đại dương. Vì vậy, ngoài tính pháp lý, luật, quy định, hướng dẫn…và mọi công dân, hộ gia đình, cơ quan, đơn vị phải tuân thủ, thì nhận thức và chuyển đổi hành vi hoặc tự nguyện làm tốt nhiệm vụ của mình theo quy định, hoặc tư vấn hướng dẫn cho người khác trong cộng đồng làm theo, là rất quan trọng. Ngoài việc thực thi các quy định, hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực cộng đồng luôn luôn được quan tâm, thực hiện, theo sự phân bổ như sau:
Nhóm quản lý: Thực thi các quy định từ Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Hướng dẫn…
Nhóm doanh nghiệp: Thu gom, xử lý theo quy định, hướng dẫn.
Nhóm khoa học, bảo tồn, xã hội: Tiếp cận thông tin, kỹ thuật, hướng dẫn, giáo dục
Người dân: Tuân thủ các quy định, cam kết thực hiện
3.8. Các ứng dụng kịch bản Phan Thiết rà soát quản lý rác thải tại địa phương và hướng cải thiện
3.8.1. Quản lý rác thải tại Lý Sơn, Đức Phổ, Đà Nẵng
Tham gia nghiên cứu và khảo sát về quản lý rác thải hộ gia đình tại Lý Sơn, Đức Phổ (Quảng Ngãi), Núi Thành, Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn trong những năm vừa qua, nhận thấy rằng rác thải sinh hoạt tại các địa phương chưa được quản lý theo một hệ thống tổng hợp và không theo con đường đi hoặc vòng đời của rác thải. Các địa phương như Lý Sơn, Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã hình thành một tổ chức thu gom, xử lý với trách nhiệm trên toàn địa bàn của huyện, như Lý Sơn, có nhà máy rác, và Đức Phổ trong 2 năm gần đây cũng vừa khánh thành nhà máy rác tại Sa Huỳnh. Với tổ chức là nhà máy rác, một hệ thống thu gom đến tận hộ gia đình, cũng như hệ thống làm phân compost và một lò đốt rác quy mô nhỏ. Ngoài ra trong khuôn viên của nhà máy rác còn có các hộc rác được cấu tạo có hệ thống thu gom nước rỉ rác ở tầng đáy và các hồ xử lý nước thải giảm nồng độ chất ô nhiễm trước khi được thải ra môi trường ngoài. Trước khi các nhà máy rác được vận hành, một đợt tập huấn về phân loại rác tại nguồn được tổ chức đến tận hộ gia đình. Như vậy đối với huyện Lý Sơn và huyện Đức Phổ của tỉnh Quảng Ngãi, quản lý rác thải sinh hoạt đã được tổ chức, tuy nhiên mới chỉ ở góc độ hợp tác giữa nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân, trong cam kết ban đầu cho việc phân loại và thu gom, xử lý tại nhà máy. Tuy nhiên, quản lý rác thải sinh hoạt như theo ví dụ tại Hội An là một quá trình quản lý tổng hợp, theo con đường đi của rác, lấy phân loại rác tại nguồn làm phương thức tiếp cận nhằm gắn kết sự tham gia của tất cả các bên cơ quan, thiếu sự điều phối và thiếu các hỗ trợ từ các tổ chức cộng đồng, phong trào thiện nguyện, nhà khoa học, hợp tác quốc tế….Chính vì vậy, quá trình hoạt động của quản lý rác thải tại hai huyện này đã và đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn như sự quá tải trong các lò đốt rác, nguyên liệu đầu vào quá nhiều rác thải nhựa, hệ thống xử lý khí thải, cũng như nhiệt độ đốt trong buồng thứ cấp không cao…Và đâu đó đã gặp nhiều phản ứng từ người dân sinh sống chung quanh gần nhà máy rác, như nhà máy rác Sa Huỳnh hiện tại phải đóng cửa lò đốt rác. Đối với Đà Nẵng, hoạt động chính của quản lý rác là được xoay quanh các bãi rác với hoạt động chôn lấp hợp vệ sinh. Bãi rác có hệ thông thu gom nước rỉ rác. Đồng thời bãi rác cũng có một hệ thống lò đốt rác thải công nghiệp và rác thải ý tế, cũng như hệ thống xử lý nước thải và phân nhà cầu, một cách quy mô. Tuy nhiên trong thời gian hiện tại khối lượng rác thải sinh hoạt ngày một gia tăng, trong khi thành phần rác thải thay đổi, đặc biệt rác thải với hàm lượng plastic cao ngày càng nhiều, đã và đang là nguy cơ lớn đến sức chứa của các hố rác. Trong thời gian ngắn sắp đến rác thải thành phố Đà Nẵng được dự báo là sẽ tràn ngập, nếu như không có các giải pháp thay thế hoặc xây dựng những hố rác hợp về sinh mới.
3.8.2. Quản lý rác thải tại Hạ Long.
Đối với trường hợp cụ thể quản lý tổng hợp rác thải Hạ Long, Quảng Ninh được phân tích như sau:
a) Khung logic quản lý tổng hợp rác thải sinh hoạt Hạ Long, Quảng Ninh, ngoài rác thải được phát sinh từ các hoạt động dân sinh hằng ngày trên đất liền, rác thải còn được phát sinh từ các hoạt động kinh tế cũng như mưu sinh trên mặt biển, vì vậy tiếp cận 3 R theo các bước trong vòng đời của rác thải với nhiều đặc trưng của khu vực này.
b) Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý rác thải sinh hoạt tại Hạ Long, Quảng Ninh hiện tại được chia sẻ với vai trò trách nhiệm cũng như lợi ích cá nhân, hộ gia đình, du khách, nhà hàng, khách sạn, trường học, cơ quan, chợ, tàu thuyền du lịch, ghe tàu đánh cá, công ty công ích thu gom xử lý rác, các nhóm thu gom, tái chế, phong trào quần chúng xã hội, quản lý nhà nước.
c) Các cơ sở vật chất hỗ trợ và phục vụ cho thu gom xử lý rác thải bao gồm bãi rác, lò đốt, trang thiết bị, phương tiện thu gom, cơ sở tái chế, sản xuất phân compost.
d) Cơ sở, chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực nhận thức, giáo dục, đào tạo liên quan đến quản lý tổng hợp rác thải sinh hoạt bao gồm chương trình quốc tế, quốc gia, tổ chức phi chính phủ, trường học, hội đoàn thể, với lực lượng chuyên gia, tình nguyện viên và các tài liệu.
e) Cơ sở pháp lý, quy định cộng đồng, quy chế, hương ước liên quan đến quản lý tổng hợp rác thải hộ gia đình. Hướng quản lý tổng hợp rác thải Hạ Long, Quảng Ninh theo cách tiếp cận vòng đời, 3 R và không rác thải nhựa đại dương được tập trung theo các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Tiếp cận quản lý tổng hợp rác thải theo vòng đời, 3 R và không rác thải nhựa đại dương. Địa phương đang thiếu một cách tiếp cận tổng hợp để có thể liên kết các nguồn lực, sắp xếp, phân bổ và điều phối hoạt động một cách nhịp nhàng theo quy luật chuyển biến của rác thải hay nói cách khác là theo con đường đi của rác và các lợi ích trách nhiệm của các bên liên quan một cách hài hòa – Quản lý tổng hợp rác thải và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
Vì vậy để có thể giới thiệu cách tiếp cận này vào Hạ Long, Quảng Ninh, dự án có thể hướng theo một số mục tiêu (1) Một khung logic quản lý tổng hợp rác thải và giảm thiểu rác thải đại dương được xây dựng và thể hiện đầy đủ các mối quan hệ nội lực, con đường đi của rác, các hợp tác; (2) Một kế hoạch quản lý tổng hợp rác thải và giảm thiểu rác thải đại dương được xây dựng, trong đó có tầm nhìn, mục đích, mục tiêu, kết quả, phương pháp, kế hoạch hành động theo thời gian ngắn hạn và dài hạn, tài chính, giám sát, đánh giá, sự tham gia của cộng đồng. Trên cơ sở này có thể triển khai 3 pilot mô hình tại 3 địa phương để triển khai cụ thể các nhóm giải pháp theo kế hoạch bao gồm: Mô hình 1: Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, cơ quan trên cạn / Mô hình 2: Tàu thuyền du lịch / Mô hình 3: Tàu thuyền đánh cá. Đối với 3 mô hình này cần phân tích con đường đi của rác bao gồm rác phát sinh, phân loại, thu gom, xử lý cuối cùng. Đồng thời đối với mỗi một giai đoạn: ví dụ như (a) Giai đoạn phát sinh sẽ là hộ gia đình, tàu thuyền, du khách, trường học, chợ với nhiệm vụ là gì? (b) Gia đoạn phân loại rác tại nguồn: Rác phân làm 3 loại: Rác dễ phân hủy (làm compost), rác khó phân hủy (lên bãi rác hoặc sau này có thể được đốt nếu có cộng nghệ tương thích, sạch), rác ve chai, tái chế: tài nguyên; (c) Giai đoạn thu gọm: Thu gom theo từng loại từ công ty, tổ tự quản, hoặc nhóm ve chai, hoặc làm compost hộ gia đình; (d) Giai đoạn xử lý cuối cùng: Rác phân hủy vào nhà máy compost hoặc làm phân compost hộ gia đình / rác ve chai, tái chế thì đến cơ sở thu mua phế liệu, đến nhà máy sản xuất / rác khó phân hủy thì đến bãi rác hợp vệ sinh hoặc lò đốt rác. Ngoài ra một phần quan trọng là rác không được thu gom: Rác tồn đọng trên đất liền, nơi công cộng / rác trôi nổi trên biển.
Mục tiêu 2: Xây dựng các mô hình thí điểm về quản lý tổng hợp rác thải theo hướng không rác thải nhựa đại dương
Từ phân tích khung logic trên, triển khai thực tiễn theo mô hình 1,2,3. Tuy nhiên trong mỗi mô hình, nên thảo luận với cộng đồng chọn một nhóm các bên liên quan nào hoặc một giai đoạn của vòng đời rác nào để đầu tư cơ sở vật chất thực hiện ví dụ: (a) Đối với mô hình 1: Tập trung đầu tư cho nhóm hộ gia đình về Phân loại rác tại nguồn như giỏ rác, hoặc giỏ đi chợ hoặc xây dựng MRF (trung tâm giáo dục cộng đồng về quản lý rác thải / hoặc tập trung vào nhóm các chị thu mua ve chai: đầu tư phương tiện xe đạp, xe đẩy, vay vốn..hoặc các cơ sở thu mua phế liệu nên đầu tư về quy hoạch kho xưởng, công nghệ; (b) Đối với mô hình 2: Tàu thuyền du lịch thì có thể thành lập tổ thu gom rác trên biển từ người ngư dân cho 2 mô hình du lịch và đánh cá / xây dựng quy chế / hoặc các máy thu gom rác tự động vì doanh nghiệp có thể đầu tư đóng góp; (c) Đối với mô hình 3: Thì có thể thành lập tổ thu gom rác biển với lao động là người đánh cá / trang bị thùng rác.
Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực quản lý tổng hợp rác thải theo hướng không rác thải nhựa đại dương với các chú ý như sau: Đủ các thành phần tham gia: Nhà nước, Doanh nghiệp (doanh nghiệp xử lý, thu gom rác, doanh nghiệp kinh doanh khác…), Người dân / du khách, khoa học, bảo tồn, tổ tự quản, nhóm ve chai, nhóm thu mua phế liệu, nhóm tình nguyện viên, quốc tế, NGOs, nhóm cộng đồng tự nguyện thu gom rác tại bãi biển, trên biển, xóm làng, nhóm nghiên cứu.Đủ các giai đoạn của vòng đời rác: Phát sinh, phân loại, thu gom, xử lý cuối cùng; Chia sẻ lợi ích, trách nhiệm giữa các thành phần; Công nghệ xử lý: lò đốt sạch, thân thiện môi trường / compost tập trung, hộ gia đình / tái chế / vật dụng thay thế, bãi rác hợp vệ sinh; Cơ chế điều phối; Tài chính bền vững.
IV. THẢO LUẬN
Lựa chọn hướng tiếp cận không rác thải – zero waste là một trong những hướng tiếp cận của quản lý rác thải sinh hoạt. Thông thường, quản lý rác thải được tiếp cận theo hướng truyền thống là làm mất rác thải đi, xóa chúng đi, hoặc không chấp nhận sự tồn tại của rác thải trong một phạm vi nào đó. Vì vậy, để làm sạch rác thải thường đề cập đến các nhóm giải đốt, chôn, đổ xuống biển, đổ ra đường.Tuy nhiên với cách tiếp cận này, rác thải thường là rác dễ phân hủy, hoặc nói cách khác là rác thải nhựa chưa được phát triển, hàng hóa làm bằng nhựa chưa xuất hiện nhiều. Thời kỳ sản phẩm nhựa ra đời một cách đa dạng về hình thức, kiểu mẫu, cùng với sự tiện ích, giá rẻ, hoặc tính chất dẻo dai, bền chặt, nhựa và sản phẩm nhựa nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Rác thải mang yếu tố nhựa và rác thải nhựa nói riêng và rác thải nói chung được tiếp cận theo hướng tài nguyên, tái chế, tái sử dụng.Hướng đến không rác thải tương lai (Zero Waste) theo cộng đồng, làng quê, đô thị, thành phố cần được chọn làm định hướng cho quản lý rác thải hiện nay và tương lai. Tuy nhiên các khái niệm cũng như các tiêu chí về zero cho một địa phương, như cộng đồng, làng quê, đô thị, hoặc thành phố cần được thảo luận sát với bối cảnh thực tiễn.
Tiếp cận không rác thải tương lai dù là ở một phạm vi nào thì cũng cần những yêu cầu cơ bản như một kế hoạch tổng thể quản lý rác thải theo hướng quản lý tổng hợp và giảm thiểu với cộng đồng tham gia quản lý. Đồng thời địa phương đó nếu như giải pháp tham gia chỉ có duy nhất là tái chế thì không phải là zero waste, và phải là không vận động cho những giảm thiểu rác không tích cực như lò đốt.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Mô hình quản lý tổng hợp rác thải sinh hoạt theo cách tiếp cận vòng đời rác thải (con đường đi của rác) với các thông số giám sát theo zero waste và không nhựa (BFFP – Break Free From Plastic); 5 R – Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, làm phân compost, từ chối cần được áp dụng theo các cấp độ một cộng đồng, làng quê, đô thị, thành phố. Vì vậy, đã đến lúc rác thải cần phải được quản lý theo phương thức tổng hợp và nhìn nhận đối tượng rác thải phải theo vòng đời bao gồm rác phát sinh, phân loại, thu gom, xử lý.
Rác phát sinh phải được phân loại tại nguồn từ các như hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, quán ăn, chợ, trường học, cơ quan, nơi công cộng, ruộng đồng, bờ sông, bãi biển. Đồng thời các chủ thể của rác thải từ gia đình, người đi đường, du khách, người đi chợ, người buôn bán, nhân viên cơ quan, sinh viên học sinh cần được tham gia vào hoạt động quản lý rác thải.
Các công đoạn thu gom thường nhật, thu gom nơi công cộng, phong trào dọn vệ sinh môi trường, cũng như các nỗ lực giảm thiểu rác thải hướng đến zero waste, không rác thải nhựa, xây dựng kế hoạch quản lý rác thải và quy chế quản lý tổng hợp rác thải sinh hoạt phải được thể hiện thể hiện rõ ràng.
Quy trình xây dựng quản lý tổng hợp rác thải cần áp dụng các phương pháp cộng đồng như phân tích khung logic rác thải tại địa phương theo con đường đi của rác thải (vòng đời của rác) và tiếp cận ABCD (phát triển nguồn nội lực địa phương), phân tích DPSIR (dẫn lực, áp lực, hiện trạng, tác động, giải pháp), nguyên tắc SMART (cụ thể, lượng hóa, khả thi, hợp lý, thời gian) và ma trận SWOT (điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chu Mạnh Trinh, 2014, Xây dựng mô hình đồng quản lý rác thải tại 2 xã, phường Cẩm Hà và Cẩm Phô, thành phố Hội An. Mã số: KC.01.09. BQL Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm Hội An.
[2] Chu Mạnh Trinh (2016), Ứng dụng luận điểm 4 cột trụ giáo dục vào đào tạo truyền thông giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường; Nghiên cứu trường hợp điển hình về hoạt động môi trường của sinh viên Đại học Quảng Nam cùng cộng đồng ở Hội An, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Quảng Nam, ISSN 0866-7586. Số 08/2016.
[3] Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Thị Thu Huyền, 2019, “Quản lý rác thải sinh hoạt Hội An, các hướng tiếp cận”, Tài liệu Hội thảo Quản lý rác thải, Tp. Phan Thiết, 28/6/2019, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường Toàn cầu, UNDP GEF SGP, Hà Nội, Việt Nam.
[4] UBND Tp. Hội An, 2018, Sách trắng rác thải thành phố Hội An, Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố Hội An.
[5] UBND Tp. Hội An, 2019/QĐ-UBND, Quyết Định Kiện toàn Ban điều hành và các tổ chuyên môn chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố Hội An, 11/8/2018, UBND Thành phố Hội An.
[6] Jane Singer, Kinh Thi Kieu, Andrea Emma Pravitasari, 2019, “Solid Waste Management in Tourist Destinations in Developing Nations: Case Studies in Hoi An, Vietnam, and Puncak, Indonesia”, Pages 189-206, Environmental Sustainability and Education for Waste Management, Implications for Policy and Practice, Winnie Wing Mui So,Cheuk Fai Chow, John Chi Kin Lee, 2019
Summary:
Report name:Household solid waste integrated management based on the life cycle and toward ocean plastic zero waste.
Case study: Hoi An, Sa Huynh, Ha Long
Author / authors: Chu Manh Trinh Agency of authors: Cham Islands Marine Protected Area, Hoi An, Quang Nam, Viet Nam.
Abstract: House hold solid waste is still daily being produced, graduatly increasing, due to the number of people disposing of, waste componet, demand, and packaging! Therefore, when do we have a community based waste management companion? If the community or city operator can get comprehensive picture onhow much waste is generated, what it constitutes, where the waste come from or going? Choosing an approach to solve this problem is an urgent need to harmonize with the current pressure by the backlog of waste and as well as on break free from plastic orientation for a community, village, urban area, and city.The paper presents the finding from the practical waste management study in Hoi An, Sa Huynh and Ha Long about the household solid waste integrated management, approach choosing, activities participating and discussing, as well as recommendation providing in the localities.
Key words: Integrated waste management; Path/life cycle of waste; Community involvement; Waste separation at source;